Vitamin D3 có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển hệ xương cũng như miễn dịch của trẻ. Vì vậy nó được khuyến cáo bổ sung ngay khi chào đời.
Tuy nhiên, một số phụ huynh vì chỉ chăm chăm đến việc bổ sung mà không để ý liều lượng cũng như cách dùng dẫn đến việc thừa D3. Vậy dấu hiệu thừa vitamin D3 ở trẻ sơ sinh là gì? Hãy cùng Smartbibi điểm danh 10 dấu hiệu thường gặp trong bài viết sau.
10 dấu hiệu thừa vitamin D3 ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh mỗi ngày cần khoảng 400 IU vitamin D3 để phát triển và hoàn thiện hệ xương. Việc bổ sung D3 liều cao trong thời gian dài có thể gây dư thừa với các triệu chứng điển hình như sau:
1. Buồn nôn
Buồn nôn là dấu hiệu thừa D3 thường gặp ở trẻ sơ sinh. Dấu hiệu này chủ yếu liên quan đến việc canxi trong máu đột ngột tăng cao khiến trẻ chóng mặt, buồn nôn. Ngoài ra, khi lượng D3 cao đi vào cơ thể sẽ làm enzyme dạ dày, ruột non tiết nhiều. Tạo sự rối loạn chuyển hóa, gây ra cảm giác buồn nôn.
2. Khó thở, mệt mỏi
Trẻ sơ sinh vốn yếu và nhạy cảm. Vì vậy khi phải tiếp nhận lượng lớn D3 sẽ làm hàm lượng canxi trong máu tăng cao. Từ đó, tác động lên hệ thần kinh, tăng phản ứng với tim mạch dẫn đến tình trạng khó thở, mệt mỏi.
3. Tiểu nhiều
Dấu hiệu thừa D3 ở trẻ sơ sinh tiếp theo mà mẹ có thể nhìn thấy đó là tình trạng tiểu nhiều. D3 hoạt động như một hormone, tham gia điều hòa hệ thống nước của cơ thể. Khi D3 tăng lượng nước qua thận cũng sẽ nhiều hơn. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến chức năng thận rối loạn, về lâu dài có thể gây ra thận hư.
Có thể mẹ quan tâm: Cho trẻ uống D3 vào thời điểm nào trong ngày?
4. Khô miệng, chán ăn
Bổ sung D3 liều cao trong thời gian dài còn khiến bé bị khô miệng, bỏ bú. Nguyên nhân là bởi việc dư thừa D3 khiến cơ thể không hấp thu hết, gây khó chịu dạ dày. Trẻ thường sẽ thấy buồn nôn, giảm cảm giác đói và khả năng hấp thu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc đi tiểu nhiều cũng sẽ làm bé mất nước và thấy khô miệng,
5. Da bị kích ứng
Ở các bé uống D3 liều cao trong thời gian dài mẹ sẽ bắt gặp tình trạng kích ứng trên da. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi không đáp ứng với hàm lượng D3. Mẹ có thể quan sát thấy hiện tượng nổi mẩn, ngứa ngáy trên da của con.
6. Rối loạn tiêu hóa
Cũng là dấu hiệu thừa vitamin D3 ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nó lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác. Trẻ sơ sinh khi bị thừa D3 thường sẽ đi ngoài phân lỏng hoặc lâu ngày không đại tiện. Lý do là bởi, hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt khi phải xử lý lượng lớn D3 sẽ gây rối loạn.
7. Co giật
Thừa D3 mặc dù không trực tiếp gây co giật ở trẻ. Nhưng nó ảnh hưởng đến chức năng cơ và hệ thần kinh, làm tăng cường độ co giật.
8. Đau dạ dày
Dạ dày trẻ sơ sinh còn yếu. Vì vậy nó sẽ nhạy cảm với những hoạt chất khó tiêu. Việc bổ sung vitamin D3 liều cao sẽ làm ảnh hưởng dạ dày, gây ra các vấn đề tiêu hóa như trào ngược hoặc viêm.
9. Tăng canxi máu
D3 giúp cơ thể hấp thu canxi. Vì vậy nếu dư thừa, canxi trong máu sẽ bị tăng cao gây ra các triệu chứng khó chịu. Dấu hiệu này thường khó nhận biết bằng mắt, chủ yếu dựa vào kết quả xét nghiệm.
10. Loãng xương
Mặc dù có vai trò lớn trong việc hấp thụ canxi, chuyển hóa đến xương. Nhưng việc bổ sung quá nhiều D3 lại gây ra những bất lợi. Cụ thể khi D3 tăng, lượng K2 trong máu giảm. Mà chức năng quan trọng nhất của K2 là vận chuyển canxi từ máu vào xương. Khi lượng K2 thấp, bé sẽ đối mặt với tình trạng loãng xương.
Xem thêm: Nên Bổ Sung Vitamin D3 Cho Trẻ Từ Khi Nào?
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị thừa vitamin D3
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị thừa D3 là do bố mẹ bổ sung sai cách dẫn đến quá liều. Ví dụ, một số sản phẩm vitamin D3 trên thị trường chứa 400 IU/1 giọt. Tức, một ngày trẻ chỉ cần uống 1 giọt.
Nhưng nếu bố hiểu sai và bổ sung thành 1ml thì lượng D3 mà con nhận vào được cao hơn 20 lần so với nhu cầu thực tế. Về lâu dài, lượng D3 tích lũy sẽ gây hại cho sức khỏe. Bởi khác với các loại vitamin khác. Vitamin D3 tan trong dầu, khi bị dư thừa sẽ không thải ra ngoài mà sẽ tích lũy tại các mô mỡ.
Thừa D3 ở trẻ sơ sinh có sao không?
D3 là vitamin khá lành tính. Vì vậy ngay khi lọt lòng bé đã có thể dùng được. Tuy nhiên, nếu có suy nghĩ “dùng nhiều mới tốt” mẹ sẽ khiến bé dư thừa, đối mặt với các vấn đề như:
- Thị lực giảm: Trẻ sơ sinh thừa D3 có thể gây ra biến chứng không tốt cho mắt. Cụ thể, mắt sẽ xuất hiện màng che ở phía kết mạc. Ban đầu là các nốt nhỏ màu trắng, sau đó dần dần lớn lên xâm lấn lòng đen. Không chỉ thế, việc tăng canxi trong máu còn khiến chất này lắng đọng ở màng tiêu thể. Tiếp đó lấn sang giác mạc, gây suy giảm thị lực.
- Tăng canxi máu: Thừa D3 có thể dẫn đến tình trạng canxi trong máu tăng cao. Từ đó gây ra các vấn đề về sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, bé quấy khóc,…
- Ngộ độc D3: Trẻ sơ sinh dung nạp lượng lớn D3 trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn, khó tiêu, chậm lớn.
- Thận tổn thương: Thừa D3 còn là nguyên nhân khiến thận của bé tổn thương. Nguyên nhân là bởi D3 khi thừa sẽ khiến canxi trong máu tăng, thận phải làm việc nhiều. Không chỉ thế, lượng canxi lắng đọng ở thận còn gây sỏi thận.
Lưu ý:
Tác dụng phụ này sẽ chỉ xảy ra khi mẹ cho bé dùng vitamin D3 liều cao trong thời gian dài. Vì vậy, không phải lo lắng mà ngừng bổ sung D3 của con. Trẻ vẫn cần dùng D3 ngay khi chào đời và duy trì tối thiểu đến khi con đủ 2 tuổi. Chỉ cần tuân thủ liều lượng là sẽ có thể hạn chế tác dụng phụ này.
Có thể mẹ quan tâm: Có cần bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh?
Cách phòng ngừa việc dư thừa D3 ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu thừa vitamin D3 ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng. Vì vậy đến khi phát hiện bé đã có thể đối mặt với nhiều vấn đề. Tuy nhiên mẹ không cần phải lo. Bởi tình trạng này hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách làm sau:
Bổ sung vitamin D3 theo đúng liều lượng quy định
Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị thừa vitamin D3, mẹ nên tuân thủ liều dùng dưới đây.
Đối tượng | Liều dùng tối thiểu | Liều dùng tối đa |
Trẻ dưới 1 tuổi | 400 IU | 1000 IU |
Trẻ 1-10 tuổi | 600 IU | 2.000 IU |
Trẻ trên 10 tuổi | 600 IU | 4000 IU |
Cách bổ sung D3 hợp lý, ngăn dưa thừa
Trẻ sơ sinh chủ yếu nhận được vitamin D3 từ sữa mẹ, sữa công thức và các chế phẩm bên ngoài. Trong đó bổ sung D3 từ sữa mẹ và sữa công thức thường không đáp ứng nhu cầu của con. Theo trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCIB) chỉ có 5-13% trẻ bú sữa mẹ và 20-37% trẻ bú sữa công thức nhận đủ D3 theo khuyến nghị.1
Vì vậy bổ sung từ chế phẩm ngoài được coi là giải pháp vàng cho bé. Hầu hết các sản phẩm D3 hiện nay đều được thiết kế nhỏ giọt hoặc có peptit đi kèm. Điều này góp phần hạn chế tối đa nguy cơ dư thừa. Việc của mẹ chỉ là đong đúng liều lượng và cho bé dùng là đã có thể bổ sung đủ chất.
Ngoài ra để đảm bảo hiệu quả hấp thu cũng như hạn chế việc thừa D3 khiến nồng độ canxi trong máu tăng cao mẹ nên cho bé sử dụng D3K2 cùng lúc. Có thể tham khảo Smartbibi D3K2. Đây là sản phẩm được nhiều phụ huynh tin dùng với nắp bóp nhỏ giọt tiện lợi. Mẹ có thể nhỏ trực tiếp vào mồm của bé hoặc pha cùng sữa. Chỉ cần 4 giọt/ ngày với trẻ dưới 1 tuổi và 6 giọt/ ngày với trẻ trên 1 tuổi là đã đủ chất và không lo thừa.
Như đã nói các dấu thừa vitamin D3 ở trẻ sơ sinh thường dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. Vì vậy đến khi phát hiện thì trẻ đã phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ngừng bổ sung Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh. Việc dùng D3K2 cần được tiến hành đầy đủ, thường xuyên, liên tục cho bé. Mẹ chỉ cần tuân thủ liều lượng cũng như lựa chọn cách dùng hợp lý là đã có thể ngăn ngừa tình trạng này rồi.