Cách tốt nhất để đảm bảo cơ thể đủ kẽm là thực hiện chế độ ăn cân bằng, đa dạng. Nhưng giữa vô vàn thực phẩm giàu kẽm, nên chọn loại nào để dễ hấp thu và giàu dinh dưỡng cho con? Cùng thỏ Smartbibi vén màn dinh dưỡng để chọn thực phẩm giàu kẽm cho bé mẹ nha.
Xem thêm:
15 Thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm
Từ 6 tháng trở đi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên lúc này, hệ tiêu hóa của con chưa thực sự ổn định. Vì vậy việc chọn thực phẩm giàu kẽm cần phải ưu tiên chọn đồ dễ tiêu. Hạn chế nội tạng động vật cũng như hải sản có vỏ để tránh nguy cơ dị ứng. Dưới đây là 14 loại thực phẩm giàu kẽm mà mẹ nhất định phải thử cho con.
1. Hàu
Đứng đầu danh sách thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm không ai khác chính là hàu. Trong 6 con hàu tươi có tới 30mg kẽm và một lượng lớn axit béo omega 3. Tuy nhiên vì hàm lượng dinh dưỡng cao nên từ 7-9 tháng tuổi mẹ hãy cho bé sử dụng. Có thể nấu cháo với nấm, hạt sen hoặc đậu xanh đều được.
2. Ngũ cốc
Ngũ cốc từ cám cho tới nguyên hạt đều chứa lượng kẽm rất cao. Trung bình, 100g ngũ cốc có thể cung cấp 52mg kẽm. Đây là con số không nhỏ chút nào. Để bổ sung ngũ cốc vào bữa ăn hàng ngày mẹ nên chế biến thành súp hoặc bánh cho con.
3. Smartbibi ZinC – Kẽm chelate hữu cơ
TPBVSK Smartbibi Zinc là một trong những sản phẩm bổ sung kẽm hữu cơ cho bé hiện nay hỗ trợ tăng đề kháng, giảm biếng ăn chậm lớn ở trẻ. Sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Ý, do công ty Gricar sản xuất. Đây là một trong những đơn vị dược phẩm tại Châu Âu với hơn 50 năm kinh nghiệm.
- Bổ sung kẽm chelate hữu cơ: Hỗ trợ giảm biếng ăn cho trẻ thiếu kẽm, hỗ trợ tăng đề kháng;
- Vị ngọt thanh dễ uống: Vị thanh với hương cam tự nhiên, không có vị ngái, chát, không quá ngọt nên rất dễ uống;
- An toàn lành tính: Không chứa gluten, lactose, không cồn với liều dùng cho bé từ 1 ngày tuổi.
4. Các loại hạt
Các loại hạt là thực phẩm rất giàu lượng kẽm. Đứng đầu bảng xếp hạng này là hạt điều. 100g điều có thể mang tới 5,6 mg kẽm, tương đương 37% đơn vị. Các loại hạt khác bao gồm hạt thông 12% đơn vị, hồ đào 9% đơn vị, hanh nhân, óc chó 6% đơn vị, hạt dẻ 5% đơn vị.
Mẹ có thể cho bé sử dụng các loại hạt này từ 8-9 tháng tuổi. Ưu tiên nghiền nát nấu cháo hoặc làm sữa hạt.
5. Thịt bò
Thịt bò nằm ở vị trí thứ 3 trong danh sách thực phẩm giàu kẽm nên dùng cho bé ăn. Trung bình 100g thịt bò có đến 8 mg kẽm. Ngoài ra, nó còn rất giàu protein, vitamin và các khoáng chất đa lượng như sắt, vitamin B12.
Thông thường, trẻ có thể ăn thịt bò vào tháng thứ 7. Tuy nhiên khi mới bắt đầu mẹ nên thử một lượng nhỏ để xem bé có dị ứng hay không. Một số cách chế biến thịt bò cho bé ăn dặm như nấu cháo, hầm khoai, làm bánh,…
6. Thịt lợn
Cứ 100g thịt lợn nấu chín sẽ cho 5mg kẽm, tương đương với 60% nhu cầu cần thiết mỗi ngày của con. Ngoài bổ sung kẽm, thịt lợn còn chứa rất nhiều protein, chất béo, vitamin,…
Thực phẩm này khá lành tính, dễ hấp thu vì vậy mẹ có thể cho bé sử dụng từ 6 tháng tuổi. Để bổ sung thịt lợn vào bữa ăn hàng ngày của bé mẹ có thể nấu cháo, làm canh, hầm cùng rau củ,…
7. Thịt gà
Thịt gà cũng là lựa chọn tuyệt vời cho trẻ cần bổ sung kẽm mà mẹ eo hẹp kinh tế. Trong 85g thịt gà chứa 2,4 mg kẽm. Ngoài ra nó còn cung cấp rất nhiều vitamin như A, E, C, B1, B2, PP và các muối khoáng canxi, phốt pho, sắt,…
Theo bảng xếp hạng 10 loại thịt giàu dinh dưỡng thì thịt gà đứng đầu. Đây cũng là loại thịt lành tính mà mẹ nên dùng cho bé dùng ngay từ khi ăn dặm. Có thể xay nhuyễn nấu cháo hoặc ninh cùng rau củ để bổ sung vitamin cho con.
8. Các loại trái cây
Một số loại trái cây giàu kẽm cho bé gồm lựu, mận, quýt, chuối, bơ, dâu tây,… 100g lựu tươi cho 0,35mg kẽm, 100g mận khô cho 0,77mg kẽm, 100g quýt cho 0,35 mg kẽm,… Ngoài kẽm, đây còn là nguồn chứa vitamin và các khoáng chất dồi dào, tốt cho sức khỏe cho con.
Vì vậy, mẹ hãy tận dụng làm salad trộn, nước ép sinh tố cho bé yêu vào bữa phụ trong ngày.
9. Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan là thực phẩm được ưu tiên cho bé ăn dặm kể từ 6 tháng tuổi. Cứ 100g đậu cho 4mg kẽm.
Từ thực phẩm này mẹ có thể dễ dàng chế biến nhiều món ăn khác nhau như cháo đậu, đậu Hà Lan xào thịt, súp đậu Hà Lan,… Những món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp dinh dưỡng cho con phát triển toàn diện.
10. Rau chân vịt
Trong những thực phẩm giàu kẽm thì rau chân vịt là “vua” của các loại rau. Trung bình 100g rau chân vịt cho 0,45mg kẽm. Thêm vào đó, thực phẩm này còn chứa natri, kali, canxi, photpho, sắt, đồng, vitamin,…
Mẹ có thể thử làm cháo thịt bò rau chân vịt, rau chân vịt mix đậu Hà Lan chắc hẳn bé sẽ thích mê vì ngon.
11. Trứng gà
Không chỉ nổi tiếng vì giàu protein, trứng gà còn chứa lượng kẽm dồi dào mà mẹ nhất định phải thử cho bé. Cứ 100mg lòng đỏ trứng cho khoảng 2,5mg kẽm.
Mẹ có thể làm cháo trứng gà, trứng gà chiên, canh trứng cà chua,.. Bé từ 6 tháng có thể ăn trứng gà và bắt đầu từ 1/2 quả.
12. Các loại đậu
Đậu cũng là cái tên được xếp trong bảng thực phẩm giàu kẽm cho bé. 100g đậu Hà Lan cho 4mg kẽm, 100g đậu tương cho 3,8mg kẽm, 100g đậu lăng cho 3,5mg kẽm. Mặc dù lượng kẽm trong đậu không cao bằng thịt nhưng đây vẫn là nguồn cung tuyệt vời cho bé.
Mẹ có thể dùng các loại đậu cho bé từ 7 tháng tuổi bằng cách nghiền nhỏ nấu cháo.
13. Cua biển
Trong 100g cua biển có tới 6,4mg kẽm. Ngoài ra nó còn chứa rất nhiều protein, vitamin và các khoáng chất giúp bé phát triển toàn diện.
Tuy nhiên vì cua rất nhiều dinh dưỡng nên từ 7 tháng mẹ hãy cho bé sử dụng nhóm thực phẩm này. Lúc này hệ tiêu hóa của con đã hoàn thiện, đủ khả năng xử lý dinh dưỡng trong cua. Mẹ có xay thịt nấu cháo hoặc cho bé ăn trực tiếp đều được.
14. Khoai lang
Là siêu thực phẩm giàu kẽm. Cứ 100g khoai lang cho 0,32 mg kẽm, giúp con ăn ngon, phát triển lành mạnh. Chưa hết, thực phẩm này còn chứa rất nhiều chất xơ, vitamin A, B6, C, Kali,… giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Mẹ có thể chế biến khoai lang thành các món thơm ngon như cháo cá khoai lang, súp gà khoai lang, bánh khoai lang,…
15. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng. Đây là nguồn cung cấp chất kẽm dồi dào, tốt cho xương khớp và hệ thần kinh. Trung bình 100ml sữa công thức cho 1mg kẽm, 100g phô mai cho 3mg kẽm. Một cốc sữa chua chứa 1,34mg kẽm. Từ 7-8 tháng mẹ có thể cho bé sử dụng nhóm thực phẩm này.
Ngoài ra để biết chi tiết về hàm lượng kẽm có trong thực phẩm mẹ hãy tham khảo bảng dưới đây:
STT | Tên thực phẩm | Hàm lượng kẽm/ 100g thực phẩm |
1 | Sò | 13,4 |
2 | Củ cải | 11 |
3 | Cùi dừa già | 5 |
4 | Thịt cừu | 2,9 |
5 | Bột mì | 2,5 |
6 | Ổi | 2,4 |
7 | Kê | 1,5 |
8 | Hành tây | 1,43 |
9 | Ngô | 1,4 |
10 | Cà rốt | 1,11 |
12 | Rau răm | 1,05 |
13 | Cải xanh | 0,9 |
Làm gì khi bé biếng ăn, không hấp thụ đủ kẽm từ thực phẩm
Không phải cứ ăn thực phẩm giàu kẽm là sẽ hấp thu 100%. Trong điều kiện lý tưởng, cơ thể bé chỉ hấp thu được khoảng 30%. Phần còn lại sẽ bị đẩy ra ngoài thông qua nước tiểu, dịch tủy, mồ hôi. Chưa kể hoạt chất này còn bị cản trở bởi thực phẩm giàu phytate như tinh bột, chất xơ có trong ngũ cốc.
Đối với các bé biếng ăn, ăn ít hoặc chưa ăn được thực phẩm kể trên việc cung cấp kẽm càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, nếu không chú ý mẹ dễ khiến bé thiếu kẽm do chế độ ăn hàng ngày không đủ đáp ứng nhu cầu. Theo khuyến cáo, những trường hợp này nên bổ sung kẽm từ các chế phẩm bên ngoài.
Có thể dùng viên nang, viên uống, siro, kẹo ngậm,… để bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn. Tuy nhiên, với bé nhỏ việc dùng siro, nhất là siro lỏng chứa kẽm hữu cơ như Smartbibi Zinc. Ở dạng lỏng mẹ sẽ dễ dàng bổ sung cho bé hơn.
Kẽm Chelate Hữu cơ Smartbibi ZinC:
- 300 chuyên gia khuyên dùng
- 10 bệnh viện lớn khuyên dùng
- 1 triệu bà mẹ tin tưởng
- Smartbibi ZinC bổ sung kẽm cho hơn 1 triệu trẻ em Việt
Các bé từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ có nguy cơ cao thiếu kẽm vì chế độ ăn hằng ngày không thể cung cấp đủ kẽm cho bé. Mẽ hay để lại thông tin để được các dược sỹ Smartbibi tư vấn mẹ nhé!
Kẽm là vi chất cần cho miễn dịch. Vì vậy ngoài việc sử dụng thực phẩm giàu kẽm cho bé, mẹ nên tham khảo các loại sản phẩm bổ sung. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ thiếu hụt, đem lại hiệu quả bổ sung nhanh chóng.