Rất nhiều mẹ đang có nhu cầu bổ sung Kẽm hữu cơ cho con. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bối rối giữa “một rừng” các sản phẩm Kẽm hữu cơ và tự hỏi: “có phải loại nào cũng giống nhau cả?”. Và đây là sự thật!
Kẽm hữu cơ là gì?
Kẽm là một khoáng chất vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ. Nó tối ưu hoạt động các chức năng của tế bào, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh về da, quan trọng với sự cân bằng vị giác, phát triển não bộ và nó là một “trùm cuối” không thể thiếu của hơn 200 loại enzym khác nhau trong cơ thể.
Tuy thế, Kẽm là một chất không dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể, nó cần “kết bạn” với một vài chất khác để dễ hấp thu hơn. Các chất này có thể là các axit amin hoặc axit hữu cơ. Quá trình kết hợp này gọi là quá trình “chelated” kẽm. Hỗn hợp này được gọi là muối Kẽm hay còn gọi là Kẽm hữu cơ. Chelate là bắt nguồn từ chữ “chele” của Hy Lạp có nghĩa là móng vuốt, hay sự liên kết. Kẽm Chelate là một dạng Kẽm hữu cơ có hiệu quả hấp thu cao hơn các loại Kẽm hữu cơ thông thường. Ngược lại, những dạng Kẽm ở dạng vô cơ và không được chelate hóa thường được gọi là kẽm sulfat hoặc oxit kẽm.
Kẽm hữu cơ có mấy loại?
Kẽm Chelate có nhiều loại do nó có thể là hợp chất của Kẽm với các axit amin hoặc các axit hữu cơ như: Kẽm Bisglycinate, Kẽm Gluconat, Kẽm Citrate, Kẽm Axetat…
1. Kẽm Bisglycinate:
Kẽm Bisglycinate là một Chelate Kẽm gồm 1 phân tử kẽm kết hợp với 2 phân tử axit amin Glycine. Vì dạng kẽm này được hấp thu nguyên vẹn nên nó không cạnh tranh với các khoáng chất khác để hấp thu trong đường ruột nên nó tăng hàm lượng kẽm trong máu và như vậy nó sẽ hấp thụ vượt trội hơn các loại Kẽm chelate khác. Một nghiên cứu cho thấy khi dùng Kẽm Bisglycinate làm cho nồng độ Kẽm trong máu cao hơn 43% so với sử dụng Kẽm Gluconate. (Xem thêm)
2. Kẽm Orotate
Kẽm orotate là kẽm đã được chelat hóa thành axit orotic. Màng tế bào của cơ thể con người dễ dàng hấp thụ loại kẽm này. Kẽm orotate chứa nhiều đặc tính chống oxy hóa có thể bảo vệ sức khỏe của bạn đồng thời cung cấp cho tế bào của bạn dạng kẽm dễ hấp thụ.
3. Kẽm Picolinate
Một dạng kẽm đã được chelat hóa thành axit amin picolinic. Đây cũng là 1 dạng kẽm có hàm lượng hấp thu cao trong các loại kẽm hữu cơ.
4. Kẽm gluconat
Một trong những dạng phổ biến nhất của kẽm trong chế độ ăn uống, kẽm gluconate được tạo ra bằng cách lên men glucose. Sinh khả dụng của chất Kẽm này khá thấp.
5. Kẽm axetat
Một dạng kẽm bị thay đổi hóa học khác, axetat được coi là dễ hấp thụ hơn gluconat. Dạng kẽm này được tạo ra bằng cách thêm axit axetic vào kẽm cacbonat hoặc kim loại kẽm.
Như vậy, mẹ có thể thấy không phải loại Kẽm hữu cơ nào cũng giống nhau và có sự khác biệt khá lớn trong khả năng hấp thu vào cơ thể của từng loại.
Mẹ nên lựa chọn loại kẽm nào cho con?
Trong các dạng Kẽm trên, thì Kẽm Bisglycinate đang nổi lên như một loại Kẽm được rất nhiều mẹ lựa chọn bởi những điểm ưu việt mà không phải sản phẩm nào cũng có được.
Kẽm hữu cơ của Smartbibi Zinc là Kẽm Bisglycinate nên mẹ có thể yên tâm về sự lành tính và khả năng hấp thu kẽm.
Bên cạnh đó, Smartbibi Zinc được nhiều mẹ yên tâm sử dụng cho con cũng vì đây là một sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Ý bởi hãng Dược phẩm uy tín hàng đầu Châu Âu Gricar – công ty đã có hơn 50 năm nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm từ thiên nhiên.
TPCN Smartbibi ZinC giúp bổ sung kẽm và vitamin C cho bé tăng đề kháng, hỗ trợ bé ăn ngon, giảm tình trạng biếng ăn do thiếu kẽm ở trẻ.
Nếu mẹ còn băn khoăn không biết Smartbibi Zinc có dễ uống với bé không thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, vì sản phẩm có dạng siro, vị thanh rất dễ uống nên các bé rất hợp tác bổ sung.
Mẹ có thể dùng Smartbibi Zinc cho các trường hợp bé biếng ăn, đề kháng kém dễ ốm vặt, rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy.