Vì sao trẻ biếng ăn nên bổ sung kẽm? Bổ sung sao cho an toàn – hiệu quả?

Nội dung chính

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là do thiếu kẽm. Vậy bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn thế nào để đạt hiệu quả cao. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ chi tiết cách làm.

Bé biếng ăn có nên bổ sung kẽm không?

Kẽm là một trong những vi chất quan trọng không thể thiếu với trẻ, nhất là các bé biếng ăn. Hoạt chất này tham gia vào các thành phần enzyme, giúp tổng hợp protein, phân chia tế bào đồng thời thúc đẩy tăng trưởng, tạo cảm giác ngon miệng ở trẻ. Việc bổ sung kẽm cho trẻ lười ăn là giải pháp cần thiết, bởi những lý do dưới đây.

cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Kẽm cần thiết cho trẻ biếng ăn

Kẽm cần cho sự phát triển của trẻ

Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng, có tầm ảnh hưởng lớn với cơ thể. Hoạt chất này giữ vai trò hỗ trợ sản xuất, sinh sản, phân chia tế bào. Giúp phát triển và duy trì hoạt động của hệ miễn dịch. Cần thiết để bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm lành vết thương, tổng hợp DNA và gia tăng vị- khứu giác. Việc thiếu kẽm có thể khiến bé gặp phải vấn đề nguy hiểm như suy dinh dưỡng, tăng trưởng chậm, chức năng dinh dục hạn chế, chiều cao kém,…

Vai trò của kẽm với trẻ biếng ăn

Có nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn hay không? Câu trả lời là có. Bởi hoạt chất này tham gia trực tiếp vào các thành phần cấu trúc, là xúc tác của hơn 100 loại men và tiền men, giúp tạo vị- khứu giác, đem lại cảm giác ngon miệng.

Thiếu kẽm sự chuyển hóa của các tế bào vị giác sẽ bị ảnh hưởng, khiến trẻ biếng ăn, cơ thể ngừng phát triển.

Theo các chuyên gia, phần lớn trẻ thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm tăng trưởng. Vì vậy bổ sung kẽm lúc này là rất cần. Bởi nó sẽ giúp phục hồi tốc độ phát triển, thúc đẩy hấp thu cũng như mang lại cảm giác ngon miệng.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thiếu kẽm ở trẻ là do chế độ ăn uống chưa hợp, khả năng hấp thụ của ruột kém. Vì vậy nếu mẹ không bổ sung kẽm cho bé kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thiếu kẽm ở cả máu, mô. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các tế bào, suy giảm chức năng của hệ cơ quan.

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu kẽm biếng ăn

Để áp dụng hiệu quả cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn mẹ cần nhận biết dấu hiệu của bệnh. Cụ thể:

Dấu hiệu của trẻ thiếu kẽm
Dấu hiệu của trẻ thiếu kẽm

Giai đoạn sớm

Biểu hiện thiếu kẽm trong giai đoạn sớm không được đặc trưng. Các triệu chứng này có thể cũng là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác.

  • Trẻ mệt mỏi
  • Kém tập trung
  • Hay buồn ngủ
  • Biếng ăn, ăn mất ngon, tiêu hóa kém
  • Dễ nhiễm trùng
  • Chiều cao, cân nặng hạn chế

Giai đoạn nặng, toàn phát

Khi trẻ biếng ăn không được bổ sung kẽm kịp thời, tình trạng bệnh lý có thể tiến triển nặng hơn. Thậm chí xuất hiện các tổn thương tại cơ quan như:

  • Da: Viêm da, sạm da, dày sừng
  • Tóc: Rụng tóc nhiều, sợi tóc mỏng, dẹt, dễ gãy
  • Móng: Xuất hiện vệt trắng, chậm mọc,…
  • Mắt: Khô giác mạc, ngứa, giảm tiết nước mắt
  • Bán niêm mạc: Môi khô, tróc vảy,…
  • Hệ tiêu hóa: Mất vị giác, biếng ăn, dễ tiêu chảy
  • Miễn dịch: Tình trạng nhiễm trùng tái diễn
  • Hệ thần kinh: Rối loạn nhận thức, chậm phát triển tâm thần vận động
  • Thể chất: Chậm phát triển

Các cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn

Bổ sung kẽm cho bé biếng ăn mẹ có thể áp dụng một trong những cách dưới đây.

Trẻ biếng ăn bổ sung kẽm qua sữa mẹ

Giai đoạn đầu, sữa mẹ không chỉ chứa một nguồn kẽm khổng lồ mà còn có nhiều kháng thể và chất dinh dưỡng. Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo trong 6 tháng đầu mẹ hãy tận dụng nguồn sữa vốn có để bé phát triển khỏe mạnh. Trung bình 1 lít sữa mẹ chứa khoảng 2-3mg kẽm, sau đó giảm dần vào tháng thứ 4 còn khoảng 0.9mg/ lít.

Một ngày trẻ bú khoảng 600-900ml sữa. Với lượng sữa này, trẻ hoàn toàn có thể hấp thu lượng kẽm cần dùng trong 3 tháng đầu.

Sữa mẹ cũng chứa một lượng kẽm lớn
Sữa mẹ cũng chứa một lượng kẽm lớn

Tuy nhiên, để nguồn sữa mẹ dồi dào kháng thể cũng như lượng kẽm chuyên gia khuyến cáo chế độ dinh dưỡng sử dụng những nhóm thực phẩm dưới đây mẹ nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm như.

  • Nhóm thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, trứng, cá
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin C để kẽm tăng hấp thu như cam, chanh, quýt, bưởi,…

Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con

Ngoài sữa mẹ thì việc xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ biếng ăn để bổ sung kẽm cũng là cách làm được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo chuyên gia, với trẻ biếng ăn việc cho các bé ăn theo ý mình là điều rất khó. Vì vậy bên cạnh thực phẩm giàu kẽm mẹ còn cần phải quan tâm đến việc trình bày, đa dạng món ăn để thu hút bé. Ngoài ra, để tối ưu hóa lượng kẽm hấp thụ trong khẩu phần ăn mẹ nên tăng cường bổ sung vitamin C và giảm thực phẩm giàu chất xơ, sắt, đồng,…

Một số món ăn mà mẹ có thể tham khảo để bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn gồm:

  • Cháo ngao đậu xanh: Đậu xanh nấu ngao không chỉ giàu kẽm mà còn thơm ngon, kích thích vị giác của bé. Trung bình 100g đậu xanh chứa 1mg kẽm, 100g ngao chứa tới 13,4mg kẽm. Vì vậy nếu như chưa biết trẻ biếng ăn thiếu kẽm cần bổ sung gì mẹ có thể thử món ăn này
  • Cháo thịt bò cải bó xôi: Thịt bò kết hợp với cải bó xôi cũng là món ăn dồi dào lượng kẽm cho bé. Trung bình 100g thịt bò chứa tới 12.3mg, 100g cải bó xôi chứa 0.8mg kẽm
  • Cháo trứng đậu đỏ: Đậu đỏ và trứng là những thực phẩm giàu kẽm và vitamin. Không chỉ thế, lỏng đỏ trứng còn cung cấp chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, hợp chất giúp tăng sức khỏe thị lực. Do đó, nếu biết kết hợp cả hai mẹ sẽ có được món ăn bổ dưỡng, thơm ngon

Ngoài ra mẹ cũng có thể cho bé sử dụng một số món ăn như: Cháo sò huyết đậu xanh, súp yến mạch, cháo nấm tràm tôm thịt,…

Sử dụng siro kẽm cho trẻ biếng ăn

Với trẻ biếng ăn việc bổ sung kẽm thông qua thực phẩm hàng ngày tồn tại khá nhiều nhược điểm, như lượng kẽm hấp thụ chỉ được khoảng 10-20%, chưa kể còn bị dịch dạ dày, thức ăn giàu phytate,…cản trở. Vì thế để tối ưu hóa hiệu quả nên lựa chọn sản phẩm chứa kẽm dành riêng cho bé. Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn, một trong số đó phải kể đến TPBVSK Smartbibi Zinc – sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Ý.

Siro kẽm Smartbibi Zinc bào chế dạng lỏng, dễ dàng hòa tan phù hợp với trẻ ở nhiều nhóm tuổi. Mẹ có thể cho bé sử dụng trực tiếp hoặc pha loãng cùng nước, thức ăn đều được. Sản phẩm sở hữu vị cam nên sẽ chinh phục được cả những bé khó tính. Không chỉ thế, nó còn ghi điểm với các mẹ bỉm bởi những ưu điểm dưới đây:

TPBVSK Smartbibi Zinc hỗ trợ bổ sung kẽm
  • Thành phần chính là kẽm chelate hữu cơ bisglycinate, được đánh giá cao về độ lành tính và khả năng hấp thu.
  • Không chứa chất dị ứng: Trước khi đưa ra thị trường, Smartbibi Zinc đã phải trải qua quy trình kiểm định chặt chẽ, đảm bảo không chứa các chất dị ứng: Không gluten, không lactose, không độc tố, không tanh, không cồn,….
  • Nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng: Smartbibi Zinc là sản phẩm nổi tiếng của công ty dược phẩm Gricar với hơn 50 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và sản xuất sản phẩm chăm sóc sức khỏe tự nhiên. Đơn vị luôn chú ý đến liều lượng, mùi vị của từng sản phẩm nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm
  • Phù hợp với trẻ biếng ăn: Smartbibi Zinc là sản phẩm hỗ trợ bổ sung kẽm, vitamin C. Hỗ trợ cải thiện tình trạng biếng ăn, chậm lớn ở trẻ. Do đó nếu chưa biết cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn thế nào mẹ hãy sử dụng sản phẩm này

Sở hữu nhiều ưu điểm, Smartbibi Zinc đã và đang trở thành “bảo bối” của nhiều gia đình có con nhỏ gặp vấn đề như biếng ăn, ốm vặt, suy dinh dưỡng do thiếu kẽm.

Trẻ biếng ăn bổ sung kẽm cần lưu ý gì?

Để việc dùng kẽm cho bé biếng ăn đạt hiệu quả cao mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

Liều lượng dùng kẽm

Kẽm có vai trò quan trọng với trẻ, nhất là các bé biếng ăn nhưng nếu bổ sung quá mức thì vẫn có thể gây hại. Vì vậy trước khi áp dụng cách bổ sung, mẹ nên nắm rõ nhu cầu dưới đây.

  • Dưới 6 tháng: 2 mg/ ngày, tối đa 4 mg
  • Từ 7-12 tháng: 3 mg/ ngày, tối đa 5 mg
  • Từ 1-3 tuổi: 3 mg/ ngày, tối đa 7 mg
  • Từ 4-8 tuổi: 5 mg/ ngày, tối đa 12 mg
  • Từ 9-13 tuổi: 8 mg/ ngày, tối đa 23 mg
  • Từ 14-18 tháng: 11 mg/ ngày với nam và 9 mg/ ngày với nữ, tối đa 34 mg
  • Trên 18 tháng: 11 mg/ ngày với nam, 8 mg/ ngày với nữ, tối đa 40 mg

Dùng kẽm vào thời gian nào trong ngày?

Để bé hấp thu lượng kẽm một cách tốt nhất mẹ nên cho con dùng vào sau bữa ăn chính 30 phút. Đồng thời duy trì liên tục trong vòng 2-3 tháng. Tốt nhất là nên cho bé uống kẽm vào buổi sáng.

Bổ sung kẽm cho trẻ lười ăn kết hợp và hạn chế với vi chất nào?

Lưu ý nữa khi áp dụng cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn là hãy kết hợp vi chất phù hợp. Theo đó, khi dùng kẽm mẹ nên tăng cường và hạn chế những hoạt chất sau:

Vitamin C giúp kẽm hấp thụ tốt hơn
Vitamin C giúp kẽm hấp thụ tốt hơn
  • Cho trẻ dùng kẽm kết hợp với vitamin C để tăng cường hiệu quả, thúc đẩy quá trình trao đổi chất đồng thời tăng sức đề kháng
  • Ngoài ra, khi dùng kẽm mẹ cần giảm bớt thực phẩm giàu chất xơ, sắt, đồng, canxi. Bởi chúng có thể cạnh tranh hấp thụ khiến việc bổ sung không đạt hiệu quả

Tác dụng phụ khi dùng kẽm quá liều cho trẻ

Dù có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ song nếu tùy tiện dùng với liều cao, trẻ sẽ có thể đối mặt với tình trạng như:

  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Đắng miệng
  • Thiếu đồng
  • Ốm vặt
  • Mắc bệnh về tim, sỏi thận,…

Vì vậy mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn.

Lời kết

Kẽm là hoạt chất có vai trò lớn với hệ miễn dịch. Vì vậy mẹ đừng quên bổ sung cho trẻ mỗi ngày. Hy vọng 3 cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ănSmartbibi giới thiệu sẽ thực sự hữu ích cho các mẹ bỉm.

Nên đọc thêm

Mách mẹ bí kíp bổ sung kẽm giúp tăng đề kháng cho bé

Kẽm là tuy chỉ là khoáng chất chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể con người nhưng vai trò của nó vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với trẻ em. Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy sự tăng trưởng ở trẻ. Tăng cường là vấn đề được nhiều bậc cha

Smartbibi ZiNC – Kẽm nước cho bé – Vị thanh dễ uống

Với ưu điểm dễ dàng bổ sung, các loại kẽm nước là ưu tiên hàng đầu đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên trước một rừng sản phẩm trên thị trường, chắc hẳn mẹ đang băn khoăn không biết nên chọn loại nào cho con? Loại nào tối ưu hấp thu? Loại nào an toàn mà