Trẻ bị cảm lạnh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả

Nội dung chính

Cảm lạnh là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là trong các thời điểm giao mùa. Cảm lạnh bắt đầu với các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng,..và sẽ thường tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên ở những trẻ có đề kháng kém, cảm lạnh nếu kéo dài có thể dẫn tới các biến chứng như viêm tai giữa, viêm mũi họng, viêm phổi,…Vì vậy, mẹ cần hiểu rõ hơn về bệnh và có biện pháp sớm để phòng cũng như điều trị dứt điểm cảm lạnh cho bé, tránh biến chứng.

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh thông thường là tình trạng nhiễm virus cấp trên đường hô hấp, chủ yếu là vùng mũi và họng (đường hô hấp trên). Bệnh thường không quá nguy hiểm và thường sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày. Cảm lạnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, do sức đề kháng chưa hoàn thiện nên tần suất mắc cảm lạnh ở trẻ nhỏ sẽ cao hơn (từ 6-10 đợt/năm) so với người lớn (2-4 lần/năm). Thời gian phát bệnh tập trung vào thời điểm giao mùa từ tháng 9 đến tháng 4 hàng năm.

Cảm lạnh ở trẻ gia tăng vào thời điểm giao mùa
Cảm lạnh ở trẻ gia tăng vào thời điểm giao mùa

Nguyên nhân cảm lạnh

Nguyên nhân chủ yếu của cảm lạnh là do virus đường hô hấp. Có khoảng hơn 200 loại virus khác nhau gây ra cảm lạnh, thường gặp nhất là Rhinovirus chiếm tới 30-50% nguyên nhân gây ra cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, một số chủng như coronavirus, enterovirus, adenovirus, rsv,.. cũng là nguyên nhân gây ra cảm lạnh với các triệu chứng nặng hơn.

Virus có thể lây lan trực tiếp qua không khí nếu vô tình hít phải những giọt bắn chứa virus. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp khi tiếp xúc da với những đồ vật chứa mầm bệnh như tay nắm cửa, đồ chơi,…

Dấu hiệu nhận biết

Các dấu hiệu sớm của cảm lạnh thường xuất hiện từ sau 1-3 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Các triệu chứng của cảm lạnh thường gặp bao gồm:

  • Nghẹt mũi
  • Hắt hơi
  • Chảy nước mũi
  • Ho
  • Đau họng
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Chảy nước mắt
  • Mất vị giác
  • Sốt: là tình trạng không đặc trưng, có thể xuất hiện và thường là sốt nhẹ. (<dưới 38,5 độ C).
  • Đau đầu và đau cơ: có thể gặp ở đa số bệnh nhân và thường hết sau khi điều trị.

Thông thường, các triệu chứng sẽ trở nên dần nghiêm trọng hơn, đỉnh điểm là sau 2-3 ngày, sau đó giảm dần và khỏi hoàn toàn sau 7-10 ngày.

Cảm lạnh gây ra những triệu chứng khó chịu cho bé
Cảm lạnh gây ra những triệu chứng khó chịu cho bé

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện và gặp bác sĩ

Nếu trẻ có các biểu hiện sau, mẹ cần đưa bé ngay đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời:

  • Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi sốt trên 38 độ
  • Trẻ sốt kéo dài hơn 2 ngày.
  • Trẻ quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn hoặc nôn mửa.
  • Thở khò khè tăng dần.
  • Co giật tím tái
  • Đau nhức tai.

Để phòng những biến chứng nặng của cảm lạnh,có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám và điều trị .

Một số bệnh viện và trung tâm y tế lớn và uy tín bố mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Hà Nội: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai.
  • Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Nhi Đồng 1,..

Biến chứng của cảm lạnh có thể gặp

  • Viêm tai giữa: xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ. Các dấu hiệu điển hình bao gồm đau tai, giảm thính lực hoặc ù tai.
  • Viêm xoang cấp tính: cảm lạnh kéo dài có thể dẫn đến viêm xoang và nhiễm trùng xoang.
  • Hen suyễn: Cảm lạnh có thể gây viêm nhiễm tại niêm mạc đường thở khiến quá trình lưu thông khí bị cản trở. Người bệnh khó thở hoặc thở khò khè hơn. Nếu người bệnh có bệnh nền hen suyễn hoặc COPD sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Viêm phổi, viêm đường hô hấp dưới: nếu tình trạng cảm lạnh thông thường diễn ra kéo dài khiến cơ thể bị suy kiệt, sức đề kháng giảm và làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn gây viêm phế quản, viêm phổi,..
Cảm lạnh kéo dài có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi
Cảm lạnh kéo dài có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi

Các phương pháp chữa trị cảm lạnh

Sử dụng thuốc điều trị

Cảm lạnh là bệnh lý không nguy hiểm và cũng không có thuốc đặc trị. Vì vậy, phương pháp điều hiện nay chủ yếu là sử dụng thuốc để giảm nhẹ triệu chứng, kết hợp với các phương pháp giúp phòng ngừa để tránh nguồn lây hoặc bệnh chuyển biến nặng.

Các loại thuốc sử dụng trong điều trị cảm lạnh thông thường bao gồm:

  • Thuốc chống nghẹt mũi, làm giảm nghẹt mũi: bao gồm các loại thuốc kích thích thần kinh giao cảm đường uống (, ephedrine, pseudoephedrine, phenylephrine,…) hoặc thuốc xịt mũi (oxymetazolin, xylometazoline, naphazolin,…). Các thuốc này khi sử dụng có thể gây ra các tác dụng phụ như mất ngủ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa,…hoặc nghẹt mũi mãn tính nếu dùng thời gian dài. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo không nên dùng các loại thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Thuốc kháng histamin: có tác dụng ngăn tiết dịch đường hô hấp, giảm phù nề niêm mạc, giảm nghẹt mũi và kích ứng. Tuy nhiên, các thuốc kháng histamin thế hệ 1 khi sử dụng cũng có thể gây các tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn tâm thần. Thuốc thế hệ 2 khi sử dụng trên trẻ em có hiệu quả không rõ ràng và có thể gây ra khô miệng, đau đầu, rối loạn nhịp tim, buồn nôn, đánh trống ngực.
  • Thuốc corticoid dùng qua mũi: bao gồm budesonide, fluticason furoat/propionate mặc dù có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nhiều nguy cơ như phản ứng loại thần, rối loạn hành vi, trầm cảm, hội chứng Cushing,…
  • Các thuốc giảm đau và hạ sốt: các thuốc thường dùng bao gồm paracetamol, nhóm NSAID (aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac…). Đối với cảm lạnh, tình trạng sốt và đau đầu thường không quá nghiêm trọng nên chưa cần phải sử dụng các loại thuốc này. Thuốc hạ sốt chỉ khuyến cáo nên sử dụng khi trẻ bị sốt quá 38.5 độ C và phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng liều của nhà sản xuất. Ngoài ra, khi sử dụng thường xuyên chúng có thể gây nên các tác dụng phụ như dị ứng da, phù, rối loạn tiêu hóa, hại gan, thận.

Lưu ý dùng thuốc cho trẻ: Vì cơ thể trẻ còn chưa hoàn thiện nên việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng. Không nên sử dụng các loại thuốc thông mũi và kháng histamin thế hệ 1 cho trẻ dưới 6 tuổi, cân nhắc sử dụng cho trẻ từ 6-12 tuổi vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, ức chế thần kinh trung ương thâm trí gây ra co giật, tăng nhịp tim và tử vong. Với trẻ dưới 2 tuổi, thuốc kháng histamin thế hệ 1 có thể gây suy hô hấp dẫn đến tử vong.

Các loại siro thảo dược thiên nhiên
Các loại siro thảo dược thiên nhiên

Cảm lạnh thường không nguy hiểm và không cần phải sử dụng thêm thuốc điều trị nếu các triệu chứng không quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh như sổ mũi, ho, đau rát họng, sốt vẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, làm trẻ mệt mỏi và suy nhược.

Các mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm siro có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, an toàn lành tính để cải thiện các triệu chứng của cảm lạnh, đồng thời giúp tăng đề kháng hô hấp giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, hạn chế các biến chứng là nhanh hồi phục cơ thể.

Các loại thảo dược thường được sử dụng trong hỗ trợ giảm cảm lạnh thông thường như cúc tím, thục quỳ, tolu balsam, sữa ong chúa,… sẽ giúp trẻ giảm nhanh tình trạng bệnh.

Các loại siro từ thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện cảm lạnh cho trẻ
Các loại siro từ thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện cảm lạnh cho trẻ
Tham khảo: Smartbibi Flu C - Hỗ trợ giảm cảm lạnh, cảm cúm.

Bổ sung nhiều nước cho trẻ

Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung nhiều nước và sữa cho trẻ bị cảm lạnh. Chúng có tác dụng hạn chế tình trạng mất nước, đồng thời làm loãng chất nhầy, giảm nghẹt mũi cho trẻ.

Với trẻ sơ sinh mẹ có thể bổ sung nước qua sữa mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên. Trẻ lớn hơn mẹ có thể cho bé uống nước dừa hoặc thức uống điện giải. Nên hạn chế uống nước trái cây hoặc nước ngọt vì có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Mẹ có thể biết được trẻ đã uống đủ nước hay chưa bằng cách quan sát nước màu của nước tiểu. Trẻ đã uống đủ nước thì màu nước tiểu nhạt, nếu màu nước tiểu đậm thì nên khuyến khích trẻ bổ sung thêm.

Hút mũi thường xuyên

Cảm lạnh làm mũi tăng tiết chất nhầy khiến trẻ bị nghẹt mũi khó chịu. Đây cũng là nơi để virus, vi khuẩn có thể trú ngụ và nhân lên. Nếu chất nhầy chảy xuống dưới họng sẽ gây ra tình trạng viêm họng, viêm VA.

Vì vậy, mẹ nên sử dụng các loại dụng cụ hút mũi để làm sạch chất nhầy trong mũi của trẻ, giúp trẻ hít thở thoải mái hơn. Mẹ cũng đừng quên rửa sạch dụng cụ hút mũi sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo vệ sinh.

Vệ sinh mũi cho trẻ để đường thờ được thông thoáng hơn
Vệ sinh mũi cho trẻ để đường thờ được thông thoáng hơn

Sử dụng nước muối nhỏ mũi

Nước muối nhỏ mũi có khả năng hóa lỏng chất nhầy, đồng thời giúp làm ẩm niêm mạc mũi, nhờ đó giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả cho trẻ. Mẹ nên sử dụng các loại nước muối sinh lý ở các hiệu thuốc để nhỏ mũi thay vì tự pha để đảm bảo vệ sinh. Nên nhỏ mũi cho bé sau khi hút sạch chất nhầy trong mũi.

Cho trẻ dùng máy tạo độ ẩm phun sương

Tăng độ ẩm trong không khí tăng cũng giúp trẻ giảm ho và giảm nghẹt mũi. Sử dụng máy tạo ẩm phun sương sẽ là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện các vấn đề hô hấp cho trẻ. Mẹ cần lưu ý thay nước và vệ sinh hàng ngày để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.

Cải thiện giấc ngủ cho trẻ

Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể được hồi phục nhanh, nhờ vậy hệ miễn dịch cơ thể trẻ được cải thiện để chống lại cảm lạnh. Để trẻ ngủ ngon hơn, bạn nên làm sạch đường hô hấp cho trẻ bằng cách hút dịch trong mũi để trẻ thở dễ dàng hơn. Trước khi đi ngủ, mẹ cũng nên thể hiện tình cảm với trẻ bằng cách âu yếm, hát ru, vỗ về cho trẻ để bé cảm thấy an toàn và thoải mái hơn.

Cách phòng ngừa cảm lạnh cho bé

Để phòng ngừa cảm lạnh, các mẹ cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp dưới đây:

  • Rửa tay thường xuyên cho bé và người lớn để tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn bám trên tay.
  • Khử trùng đồ đạc, các bề mặt như tay nắm cửa, cầu thang, mặt bàn, mặt bếp nhất là khi nhà đang có người mắc bệnh. Các mẹ cũng cần lưu ý thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho con.
  • Che miệng hoặc dùng khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi, sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác và vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng.
  • Không sử dụng chung đồ với người khác đề phòng lây chéo bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh hoặc có nguy cơ bị cảm lạnh.
  • Phòng ngủ được giữ thông thoáng và sạch sẽ để hạn chế sự phát triển của các loại virus, vi khuẩn.
  • Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động vận động thể chất, xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý để tăng cường đề kháng cho trẻ.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng cảm lạnh ở trẻ để có có những biện pháp dự phòng và điều trị hiệu quả.

Nên đọc thêm

Bí quyết chăm bé bị cảm “nhàn tênh” từ Smartbibi Flu C

Cảm lạnh, cảm cúm là 2 bệnh lý hô hấp trẻ thường mắc khi giao mùa và có thể lây lan thành dịch. Con quấy khóc, sụt sịt mũi dãi, hắt hơi, ho khan, sốt, bỏ ăn… là những triệu chứng rất hay gặp. Được nhập khẩu nguyên hộp từ Ý, Smartbibi Flu C là