Vàng da ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng & cách trị

Nội dung chính

Vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp chiếm khoảng 60% số ca chào đời. Bệnh thường không gây nguy hiểm và sẽ tự mất sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ sẽ gặp phải biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vậy vàng da ở trẻ sơ sinh là gì? Mẹ cần làm gì khi bé vàng da? Cùng thỏ Smartbibi vén màn sự thật trong bài viết sau.

Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Vàng da là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh, chiếm 60% với trẻ đủ tháng và 80% với trẻ sinh non trước 37 tuần. Tình trạng này thường sẽ xuất hiện ở các bộ phận như mặt, ngực, mắt, bụng, cánh tay, chân…. Do sự tích tụ của Bilirubin, chất có màu vàng, sinh ra từ các tế bào hồng cầu bị phá vỡ và giải phóng. 

Đa phần, trẻ sơ sinh bị vàng da thường sẽ khỏe mạnh và tự hết sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp đi kèm bệnh lý tình trạng này có thể kéo dài lâu hơn và cần can thiệp từ phía bác sĩ.

Trẻ sơ sinh bị vàng da sau sinh
Trẻ sơ sinh bị vàng da sau sinh

Các loại vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh được chia thành hai loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Cụ thể:

Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý thường xuất hiện ở trẻ đủ tháng, sức khỏe bình thường. Bệnh không nguy hiểm và sẽ tự hết sau khoảng 2 tuần. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các bé sơ sinh có lượng tế bào hồng cầu cao, thường xuyên bị phá vỡ và thay mới. Trong khi đó, gan của bé chưa đủ trưởng thành để đào thải hết Bilirubin ra ngoài. Vì vậy mới bị vàng da. Khi trẻ lớn lên khoảng 2 tuần tuổi gan phát triển tốt sẽ có khả năng xử lý. Chính bởi vậy, vàng da sinh lý thường sẽ tự khỏi mà không để lại mối nguy hiểm nào.

Vàng da bệnh lý

Vàng da bệnh lý là tình trạng nguy hiểm cần được bác sĩ kiểm tra và có phương án điều trị tốt nhất. Trẻ bị vàng da bệnh lý không chỉ xuất hiện ở mặt, mắt mà còn lan ra nhiều khu vực khác trên cơ thể như cánh tay, chân, bụng. Kèm theo đó là các triệu chứng bất thường như: buồn nôn, nôn mửa, sốt cao, quấy khóc, phân bạc màu,…

Vàng da bệnh lý thường sẽ khởi phát trong vòng 24h sau sinh và không tự hết sau khoảng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ thiếu tháng.

Tình trạng này nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như bệnh não cấp tính hoặc vàng da nhân.

Vàng da bệnh lý cần phải điều trị
Vàng da bệnh lý cần phải điều trị

Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

Để dự phòng phương án điều trị tốt nhất mẹ nên bỏ túi cách phân biệt sau của vàng da sinh lý và bệnh lý.

Vàng da sinh lýVàng da bệnh lý
Xuất hiện từ ngày thứ 3 sau sinh.Tự hết trong vòng 7-10 ngày.Vàng da ở mức độ nhẹ (chỉ vàng da vùng cổ, mặt, ngực và vùng bụng phía trên rốn).Chỉ là vàng da đơn thuần, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác.Vàng da sinh lý không cần can thiệp y tế. Chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ, cơ thể sẽ đào thải bilirubin ra ngoài và tình trạng vàng da sẽ biến mất trong vòng 1 đến 2 tuần.Vàng da đậm xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh.Không hết vàng da sau 2 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 3 tuần đối với trẻ non tháng.Vàng da không chỉ xuất hiện ở mặt, mắt mà còn lan đến bụng, cánh tay, chân.Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, nôn trớ, sốt, khóc nhiều, phân bạc màu…Vàng da bệnh lý cần được can thiệp y tế tránh gây biến chứng nhiễm độc thần kinh

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da

Trẻ sơ sinh bị vàng da chủ yếu là do cơ thể tích tụ quá nhiều Bilirubin khiến gan không thể đào thải ra ngoài. Dưới đây là 4 nguyên nhân khiến trẻ hay gặp phải tình trạng này.

Tăng sinh Bilirubin quá mức

Bilirubin dư thừa trong máu là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng vàng da. Các nguyên nhân khiến cơ thể tăng sinh Bilirubin là do.

Bất đồng nhóm máu mẹ con khiến bé dễ bị vàng da
Bất đồng nhóm máu mẹ con khiến bé dễ bị vàng da
  • Bất đồng nhóm máu: Nhóm máu của mẹ và con bị bất tương hợp sẽ khiến hệ thống miễn dịch của mẹ phá hủy hồng cầu của bé, tăng Bilirubin, thậm chí đe dọa tính mạng. Thường gặp nhất là bất đồng nhóm ABO. Tứ là mẹ có nhóm máu O nhưng sinh con có nhóm máu A hoặc B. Bất đồng hệ RH (mẹ có nhóm máu Rh âm nhưng sinh con nhóm máu Rh dương).
  • Ngoài ra các bệnh lý tại hồng cầu như thiếu men G6PD, màng hồng cầu, Thalassemia cũng là nguyên nhân khiến cho hồng cầu dễ vỡ, tăng Bilirubin.

Giảm chức năng chuyển hóa bilirubin

Ngoài việc tăng sinh quá mức bilirubin thì rối loạn chuyển hóa cũng là nguyên nhân khiến trẻ vàng da. Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng này phải kể đến như hội chứng Crigler-Najjar, Gilbert, bệnh lý chuyển hóa di truyền (galactosemia, suy giáp trạng bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa tyrosin, methionin, thiếu α1 antitrypsin…). Ngoài ra ở những trẻ sinh non, thiếu hụt hooc-môn, mẹ bị chứng đái tháo đường thai kỳ tình trạng này cũng rất thường gặp.

Tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột

Những trẻ sinh ra bị hẹp môn vị, tắc ruột non, phình đại tràng bẩm sinh hoặc sử dụng thuốc gây liệt ruột đều có nguy cơ tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột, gây ra vàng da.

Vàng da sữa mẹ

Một số trẻ trong những ngày đầu không được bú đủ do mẹ chưa tiết đủ sữa hoặc gặp khó khăn khi bắt khớp ngậm. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ mất nước, thiếu năng lượng, dẫn đến tái hấp thu bilirubin từ ruột.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng vàng da ở bé

Tùy thuộc vào sự tích tụ bilirubin trong cơ thể mà bệnh vàng da sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết sớm tình trạng này.

Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng vàng da
Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng vàng da
  • Thứ nhất. Dấu hiệu đầu tiên của chứng vàng da sơ sinh là da màu vàng, kết mạc mắt (lòng trắng) cũng vàng. Dấu hiệu này thường sẽ bắt đầu trong vòng 2-4 ngày sau sinh.
  • Thứ hai. Vàng da bắt đầu xuất hiện ở mặt, sau đó là ngực, bụng, cánh tay, cuối cùng là chân. Tuy nhiên, ở một số bé tình trạng vàng da sẽ không tiến triển dần dần mà thường xuất hiện đồng loạt trên thân.
  • Thứ ba. Trẻ vàng da thể trạng thường yếu, bé không năng động, thường xuyên chán ăn, bỏ bú, khó ngủ.
  • Thứ tư. Nước tiểu của bé cũng ngả vàng sẫm hoặc cam. Phân có màu xám xanh hoặc đen.
  • Thứ năm. Mẹ có thể nhận biết tình trạng vàng da ở trẻ bằng cách ấn nhẹ ngón tay lên trán hoặc mũi. Vùng da sau đó sẽ chuyển sang vàng.

Ngoài những dấu hiệu nhận biết ở trên, khi bé có biểu hiện nặng mẹ cần chú ý theo dõi. Kịp thời đưa bé đi khám. Cụ thể:

  • Trẻ bị sốt cao.
  • Bú kém.
  • Trẻ quấy khóc hoặc ngủ li bì.
  • Bé gồng ưỡn người và cổ.

Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?

Hầu hết vàng da sơ sinh ở trẻ có thể tự giảm sau 1-2 ngày và hết sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên với những trường hợp vàng da bệnh lý, nếu không can thiệp kịp thời, trẻ sẽ có thể đối mặt với các biến chứng như sau:

Biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp khi bị vàng da
Biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp khi bị vàng da

Bilirubin não cấp tính

Tình trạng này khởi phát do sự tích tụ Bilirubin trong não quá cao. Dẫn đến tổn thương não bộ không thể phục hồi. Đây là tình trạng vô cùng độc hại với tế bào não. Mẹ có thể nhận biết tình trạng này thông qua các triệu chứng như: sốt cao, chậm chạp, khóc thét, bú kém, ưỡn người.

Vàng da nhân

Vàng da nhân là bệnh lý não do bilirubin vượt quá giới hạn cho phép. Khiến gan không kịp đào thải và có nguy cơ xâm lấn vào não. Hậu quả làm bé tổn thương đến mức không hồi phục được. Hội chứng này thậm chí có thể gây tử vong nếu bilirubin trong não vượt ngưỡng giới hạn cho phép gây ra tổn thương vĩnh viễn.

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh nếu để kéo dài còn sẽ gây ra các biến chứng như điếc, bại não. Vì vậy khi bé có dấu hiệu bệnh mẹ nên đưa con đi khám để có phương án điều trị phù hợp.

Chỉ số vàng da ở trẻ sơ sinh bao nhiêu là nguy hiểm?

  • Với trẻ đủ tháng, khỏe mạnh, chỉ số bilirubin trong máu cao hơn 18 mg/dl tương đương 308 μmol/L là mức nguy hiểm.
  • Với trẻ sinh non, nhiễm trùng máu: Không có chỉ số nào được coi là an toàn.
  • Ngoài ra, nếu chỉ số Bilirubin vàng da tăng nhanh tại một thời điểm khoảng hơn 5mg/dl/ ngày bé cũng cần đi gặp bác sĩ.

Vàng da ở trẻ sơ sinh điều trị thế nào?

Hầu hết các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2-3 tuần thì các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị dưới đây.

Chiếu đèn

Là phương pháp điều trị vàng da hiệu quả, an toàn, được dùng rộng rãi. Thông qua ánh đèn từ các thiết bị,  bilirubin sẽ bị tan vỡ và thải ra ngoài thông qua nước tiểu hoặc phân. Khi thực hiện phương pháp này, trẻ sẽ được cởi bỏ quần áo, chỉ mặc mỗi tã và che chắn mắt.

Chiếu đèn điều trị vàng da
Chiếu đèn điều trị vàng da

Thay truyền máu

Đối với trường hợp vàng da thể nặng. Mức độ lây lan nhanh chóng và có biểu hiện ảnh hưởng đến hệ thần kinh, chỉ số bilirubin trong máu tăng cao kèm theo biểu hiện li bì, bỏ bú thì phương pháp này sẽ được áp dụng.  Thông qua truyền máu tươi một lượng lớn bilirubin sẽ được loại bỏ ra ngoài.

Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch

Phương pháp này thường được chỉ định cho trẻ bị tán huyết miễn dịch. Chủ yếu áp dụng cho trẻ bất đồng nhóm máu với mẹ gây ra. Thông qua tiêm Immunoglobulin vào tĩnh mạch, cơ thể bé sẽ ngăn chặn kháng thể tấn công hồng cầu. Từ đó giảm nguy cơ truyền máu tối ưu.

Mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà

Với thể nhẹ, mẹ có thể trị vàng da cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng những mẹo vặt dưới đây. 

Tắm nắng

Tắm nắng không chỉ cải thiện vàng da mà còn bổ sung D3 giúp tăng canxi, phốt pho trong xương. Tuy nhiên khi làm cách này mẹ cần lưu ý những điều dưới đây.

  • Ngày đầu, nên phơi nắng cho con trong bóng râm để làm quen. Cho bé mặc quần áo bình thường. Khi tắm nắng từ từ kéo nhẹ áo lên để ánh nắng chiếu vào lưng và bụng.
  • Ngày thứ 2, mẹ chỉ cho bé tắm 5-10 phút.
  • 10 ngày tiếp theo, khi da cấu tạo hoàn chỉnh mẹ không cần cho bé mặc nhiều. Chỉ cần một chiếc quần ngắn để da hấp thụ ánh sáng tốt hơn. Mỗi lần tắm kéo dài 15-20 phút. Tốt nhất là nên tắm vào buổi sáng khoảng 7-10h và buổi chiều 16-17h.

Cho bé bú nhiều sữa mẹ

Cho bé bú sữa mẹ là phương pháp mang lại hiệu quả ổn định khi trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Sữa mẹ có nhiều dưỡng chất giúp cơ thể ổn định, hoàn thiện chức năng của gan. Khi gan hoàn thiện sẽ dễ đào thải bilirubin ra ngoài. Từ đó cải thiện đáng kể vàng da.

Tăng cường sữa mẹ cho bé
Tăng cường sữa mẹ cho bé

Sử dụng lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh

Dùng lá tắm để chữa vàng da cho trẻ sơ sinh cũng là cách làm được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Theo đó, mẹ có thể dùng những loại lá như sau:

  • Lá trà xanh: Nhờ có khả năng thải độc cho gan, lá trà xanh được nhiều người dùng để trị vàng da cho bé. Không chỉ thế, loại lá này còn có chức năng thanh nhiệt, thải độc, tái tạo da mới. Mẹ chỉ cần đun sôi nồi nước sau đó cho lá trà xanh vào trong. Đun khoảng 5 phút, đợi nguội rồi tắm cho con
  • Cỏ mần trầu: Có tình bình, vị ngọt, tác dụng hỗ trợ hệ thống bạch huyết giải độc. Từ đó giúp làm mát gan, điều trị các bệnh về da hiệu quả. Mẹ nấu nước mần trầu sau đó đợi nguội rồi tắm cho bé là được.
  • Lá kinh giới: Không chỉ được dùng để làm món ăn, kinh giới còn là thảo dược giải độc hiệu quả. Sử dụng kinh giới để tắm cho bé còn có thể hỗ trợ phòng và trị chứng rôm sảy, mẩn ngứa, vàng da.
Tắm lá trị vàng da cho bé
Tắm lá trị vàng da cho bé

Hướng dẫn chăm sóc vàng da ở trẻ

Trẻ sơ sinh sau khi điều trị vàng da mẹ vẫn cần phải thực hiện một số biện pháp chăm sóc sau đây.

  • Đảm bảo trẻ đủ dinh dưỡng thông qua sữa mẹ
  • Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên tăng cường cữ bú để giúp cơ thể đủ nước. Trung bình một ngày trẻ sơ sinh cần khoảng 8-12 cữ.
  • Cho bé bú khi đói và nếu trẻ đang ngủ mẹ vẫn cần phải đánh thức con dậy để bú đúng cữ.
  • Nếu mẹ ít sữa hoặc gặp vấn đề sức khỏe có thể dùng sữa công thức. Tuy nhiên mẹ nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn loại sữa phù hợp với con.
  • Với trẻ sơ sinh mẹ nên giữ ấm và vệ sinh sạch cho bé, nhất là vùng rốn.
  • Tránh cho bé nằm trong phòng tối nhiều. Phòng nên có đủ ánh sáng.
  • Theo dõi màu da của bé để đưa tới viện kịp thời nếu có dấu hiệu chuyển nặng.

Các câu hỏi thường gặp

Tắm nắng có hết vàng da không?

Tắm nắng chỉ hết vàng da sinh lý còn vàng da bệnh lý phải điều trị.

Vàng da sinh lý xảy ra ở thời điểm nào?

Vàng da sinh lý thường xuất hiện vào ngày thứ 3 sau sinh. Với tình trạng khu trú ở một số điểm nhất định trên người.

Vàng da có tự hết không?

Vàng da sinh lý thường sẽ tự hết. Còn vàng da bệnh lý thì phải điều trị.

Chiếu đèn trị vàng da có hại không?

Cho đến nay, chiếu đèn vẫn là biện pháp an toàn. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể gây ra tác dụng phụ thoáng qua như mất nước, tiêu lỏng, tăng hoặc hạ thân nhiệt,… Những tác dụng phụ này có thể phòng tránh bằng cách che chắn kỹ càng, lựa chọn đèn có ánh sáng, cường độ phù hợp.

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Hầu hết các trường hợp vàng da sinh lý đều sẽ biến mất sau 1-2 tuần. Những trường hợp nặng có thể kéo dài đến trên 2 tuần với trẻ đủ tháng và 3 tuần với trẻ sinh non. Thậm chí có trẻ 1 tháng vẫn chưa hết vàng da.

Trẻ bị vàng da có uống D3 được không?

Trẻ sơ sinh bị vàng da vẫn có thể uống D3. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là D3 làm giảm mức độ vàng da cho bé. Mà chỉ đơn thuần là đang bổ sung vi chất cho con.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Với trường hợp này mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.

Lời kết

Vàng da ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm. Đa phần bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên cũng có trường hợp vàng da kéo dài và cần can thiệp điều trị. Nếu không kịp thời phát hiện bệnh sẽ có thể tiến triển nặng hơn, để lại biến chứng nguy hiểm cho não. Vì vậy nếu thấy tình trạng vàng da kéo dài 2 tuần mà chưa thuyên giảm mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn phù hợp.

Nên đọc thêm

Trẻ chậm mọc răng: Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý

Chậm mọc răng ở trẻ và vấn đề lo lắng của nhiều phụ huynh. Vậy thế nào được coi là chậm mọc răng và cần làm gì khi trẻ chậm mọc răng? Mẹ hãy tham khảo những chia sẻ từ chuyên gia Smartbibi nhé! Thế nào được coi là trẻ chậm mọc răng? Thông thường

Smartbibi Maxcal – Canxi cho bé dạng siro siêu dễ uống

Bổ sung Canxi đều đặn cho trẻ trước 7 tuổi sẽ quyết định 77% chiều cao của trẻ. Thế nhưng, hầu hết các dòng Canxi hiện nay đều khá khó uống, khiến các bé bỏ dở liệu trình. Smartbibi Maxcal ra đời để giải quyết triệt để nỗi lo con khó uống canxi của các