Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô cần chăm sóc thế nào?

Nội dung chính

Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách xử lý khi gặp tình trạng này.

Xem thêm:

👉 Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường

👉 Rốn trẻ sơ sinh 1 tháng chưa khô có sao không?

👉 Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì khô?

👉 Cách làm khô rốn cho trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết tình trạng rụng rốn chưa khô ở bé

Sau khoảng 7-10 ngày rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng. Tuy nhiên, vài ngày sau đó rốn vẫn có thể chảy nước và chưa khô hẳn. Quan sát kỹ mẹ sẽ nhận thấy ở phần cuống rốn chưa khô của bé có vết thương hở. Nếu như không biết chăm sóc vi khuẩn rất dễ tấn công, gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Vì vậy để đảm bảo an toàn mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ nhất là với các trường hợp rụng rốn chưa khô và có nước rỉ màu vàng, mùi hôi, lẫn máu. Đây là những dấu hiệu bất thường cần được tiến hành kiểm tra.

Trẻ rụng rốn nhưng chưa khô
Trẻ rụng rốn nhưng chưa khô

Lý do khiến rốn trẻ sơ sinh rụng nhưng chưa khô?

Có nhiều lý do khiến trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô. Cụ thể:

Rốn trẻ sơ sinh có mủ

Mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng rốn bé có mủ thông qua các dấu hiệu như có mùi, ẩm ướt, chảy mủ. Lúc này có thể con đã bị viêm. Với những trường hợp viêm rốn nhẹ mẹ có thể chăm sóc hàng ngày tại nhà bằng cách nặn mủ, bôi oxy già hoặc dùng nước muối sinh lý để lau. Trường hợp, bé có dấu hiệu nặng như bỏ bú, mệt mỏi, sốt cao mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ.

Bị u hạt rốn

Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô có thể là do u hạt rốn. Theo các chuyên gia, dấu hiệu để nhận biết tình trạng này không quá rõ ràng. Trẻ có thể sẽ rụng rốn sớm, không sưng, không sốt. Nhưng nếu có mủ vàng chảy ra mẹ cần theo dõi. Bởi nếu phát hiện và điều trị muộn tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Viêm mạch máu rốn

Rốn trẻ sơ sinh lâu khô còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm mạch máu. Theo chuyên gia, khoảng thời gian đầu sau khi chào đời, các mạch máu như tĩnh mạch, động mạnh sẽ bị xơ hóa, xẹp xuống. Nếu không vệ sinh đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây viêm nhiễm.

Vì vậy mẹ hãy để ý nếu như bé rụng cuống rốn lâu khô kèm theo phần bụng sưng, đỏ, vuốt theo chiều xương mu lên thấy mủ chảy ra thì rất có thể con đã bị viêm động mạch rốn.

Trẻ bị viêm mạch máu ở rốn
Trẻ bị viêm mạch máu ở rốn

Bé bị uốn ván

Uốn ván rốn cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh rụng rốn lâu khô. Để kiểm tra tình trạng này mẹ chỉ cần vuốt nhẹ từ mỏm ức xuống. Nếu mủ chảy ra, có thể bé đã bị viêm tĩnh mạch. Những trường hợp này nếu không chăm sóc kỹ lưỡng vi khuẩn có thể tấn công xuống mật, gan, gây nhiễm trùng máu.

Rốn trẻ sơ sinh rụng khi nào được coi là bất thường

Rốn trẻ sơ sinh rụng nhưng chưa khô có thể là dấu hiệu bất thường nếu có triệu chứng sau:

  • Rốn có mủ
  • Rốn có mùi hôi, chảy nước mủ vàng
  • Rốn chảy máu nhiều và khó cầm
  • Rốn bị chồi hạt
  • Phần da quanh rốn sưng tấy, phù nề

Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh khi rụng mà chưa khô

Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Vì vậy mẹ nên nằm lòng nguyên tắc chăm sóc dưới đây để con không bị nhiễm trùng.

Mẹ nên vệ sinh rốn cho bé mỗi ngày với muối sinh lý
Mẹ nên vệ sinh rốn cho bé mỗi ngày với muối sinh lý
  • Khi rốn của bé còn ướt mẹ tuyệt đối không đắp bất cứ thứ gì lên trên. Việc đắp thuốc có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, uốn ván. Thậm chí nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong
  • Vùng rốn chưa khô vẫn cần tiếp tục chăm sóc, vệ sinh đúng cách. Mẹ có thể dùng bông tiệt trùng rửa nhẹ với nước muối sinh lý 0,9% vệ sinh vùng rốn cho con. Sau đó dùng bông gạc sạch thấm nước, vắt khô lau qua cho bé. Tuyệt đối không dùng bông khô để lau vì sợi bông có thể dính vào khu vực này.
  • Ngoài ra mẹ cũng không được dùng cồn hay iot để vệ sinh rốn cho con. Vì dung dịch này có thể khiến tế bào da non yếu của bé bị tổn thương.

Lưu ý: Ngoài việc áp dụng cách làm khô rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần chú ý giữ rốn của con khô thoáng. Hạn chế tối đa cọ xát, tránh gây tổn thương. Vì vậy thao tác thay tã cần phải đảm bảo nhẹ nhàng, cẩn thận. Ngoài ra để tránh tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt khi tắm mẹ có thể sử dụng bông gạc để thấm khô cho con.

Cách phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn rốn

Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy để đảm bảo an toàn mẹ nên thực hiện cách thức như sau.

  • Lúc mới sinh nên cho bé tiếp xúc với da của mẹ để nhận vi khuẩn không gây bệnh
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhằm lấy kháng thể chống khuẩn
  • Khi mang thai, mẹ nên tiêm phòng uốn ván để tránh nguy cơ lây bệnh cho con

Tổng Kết

Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ. Vì vậy nếu bé nhà bạn có dấu hiệu lạ như chảy mủ, dịch vàng, lẫn máu thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ kiểm tra.

Nên đọc thêm

Trẻ chậm mọc răng: Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý

Chậm mọc răng ở trẻ và vấn đề lo lắng của nhiều phụ huynh. Vậy thế nào được coi là chậm mọc răng và cần làm gì khi trẻ chậm mọc răng? Mẹ hãy tham khảo những chia sẻ từ chuyên gia Smartbibi nhé! Thế nào được coi là trẻ chậm mọc răng? Thông thường

Smartbibi Maxcal – Canxi cho bé dạng siro siêu dễ uống

Bổ sung Canxi đều đặn cho trẻ trước 7 tuổi sẽ quyết định 77% chiều cao của trẻ. Thế nhưng, hầu hết các dòng Canxi hiện nay đều khá khó uống, khiến các bé bỏ dở liệu trình. Smartbibi Maxcal ra đời để giải quyết triệt để nỗi lo con khó uống canxi của các