Trẻ sơ sinh đã rụng rốn nhưng vẫn rỉ máu phải làm sao?

Nội dung chính

Trẻ sơ sinh đã rụng rốn nhưng vẫn rỉ máu khiến mẹ không khỏi lo lắng. Bài viết dưới đây Smartbibi sẽ chỉ nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu sau khi rụng

Khi bé nằm trong bụng của mẹ, dây rốn chính là nguồn sống cung cấp dinh dưỡng và chất oxy. Tuy nhiên sau khi chào đời, bộ phận này sẽ được cắt bỏ, giữ lại cuống rốn dài chừng 2-3 cm. Phần gốc rốn này sẽ tự rụng mất sau 1-2 tuần, thậm chí lâu hơn.

Trước khi rốn rụng và liền hoàn toàn trẻ sơ sinh có thể bị chảy máu rốn. Tình trạng này khiến cho không ít mẹ bỉm lo lắng. Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng vẫn rỉ máu.

Lý do khiến rốn trẻ chảy máu sau khi rụng
Lý do khiến rốn trẻ chảy máu sau khi rụng
  • Theo chuyên gia, rốn trẻ sơ sinh chảy máu là hiện tượng thường gặp, nhất là khi trẻ rụng rốn hoặc sau 1 tuần rốn rụng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do quá trình rụng, rốn bị bong tróc, rỉ máu. Tuy nhiên tình trạng này sẽ tự khỏi và liền lại ngay. Ngoài máu, khi trẻ sơ sinh rụng rốn, còn sẽ xuất hiện một ít dịch xanh hoặc vàng giống mủ.
  • Không chỉ thế việc vệ sinh, chăm sóc sai cách cũng sẽ khiến con chảy máu. Chỉ cần một động tác mạnh vượt quá giới hạn cho phép sẽ khiến bé bị tổn thương, trầy xước
  • Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh còn hay quấn băng quanh rốn tạo môi trường ẩm khiến cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây viêm nhiễm, chảy máu.
  • Ngoài ra, rốn trẻ sơ sinh chảy máu còn có thể do côn trùng cắn hoặc xâm nhập vào trong

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu sau khi rụng có sao không?

Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng vẫn rỉ máu có sao không? Theo chuyên gia, chảy máu vùng rốn ở trẻ sơ sinh thường không nghiêm trọng. Bởi vì, chỉ cần ấn giữ vùng rốn bằng chiếc gạc sạch thì máu sẽ tự động cầm. Lúc này bố mẹ chỉ cần chăm sóc đúng cách rốn của bé sẽ tự lành lại sau một vài ngày.

Tuy nhiên, nếu tình trạng rỉ máu không thể cầm được thì mẹ cần phải đưa bé đi gặp bác sĩ. Bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như nhiễm trùng, u hạt rốn, uốn ván rốn,…Nếu để kéo dài trẻ sẽ có thể gặp phải nhiều biến chứng.

Mẹo xử lý tình trạng rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng bị chảy máu

Thực tế, chảy máu rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng  không quá nguy hiểm. Việc đầu tiên các mẹ cần làm đó là giữ tâm bình tĩnh và trang bị cho mình thật nhiều kiến thức về cách chăm sóc. Cụ thể:

Cách cầm máu ở rốn cho trẻ sơ sinh
Cách cầm máu ở rốn cho trẻ sơ sinh
  • Đầu tiên mẹ cần quan sát xem phần rốn bé ngoài việc chảy máu có bị mùi hôi hoặc dịch bất thường hay không. Nếu rốn không có mủ thì việc xử lý đơn giản. Mẹ chỉ cần sử dụng bông sạch cầm máu vùng rốn, thao tác thực hiện cần phải dứt khoát, nhẹ nhàng để bé không bị đau
  • Sau khi máu ngừng chảy, mẹ hãy dùng nước muối sinh lý để vệ sinh lại toàn bộ vùng rốn cho con
  • Vùng rốn sau khi vệ sinh cần phải hạn chế tác động của lực. Vì vậy cha mẹ tuyệt đối không được băng kín vết thương mà hãy để cho vùng rốn thoáng khí, giúp bé mau lành
  • Ngoài ra quần áo sử dụng trong giai đoạn này nên chọn những bộ rộng rãi, thoáng mát và thấm mồ hôi

Đối với trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn, thao tác chăm sóc đòi hỏi nhẹ nhàng vì da của bé nhạy cảm, dễ bị tổn thương

Biện pháp phòng tránh rốn trẻ sơ sinh chảy máu

Mặc dù trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng vẫn rỉ máu không quá nguy hiểm nhưng vẫn  khiến bé bị đau. Vì vậy để tránh tình trạng này mẹ nên trang bị kiến thức phòng ngừa dưới đây.

  • Phần rốn của bé sau khi rụng cần được vệ sinh thường xuyên ngày 2 lần với nước muối sinh lý
  • Khi tắm cho bé mẹ nên hạn chế ngâm con quá lâu trong nước. Vùng rốn sau khi tắm rửa cần được lau khô, tránh tạo môi trường ẩm ướt
  • Mẹ tuyệt đối không dùng xà phòng hay chất tẩy rửa thông thường của người lớn để tắm và vệ sinh rốn cho con, tránh gây kích ứng
  • Ngoài ra khi dùng tã quấn hoặc bỉm cho bé mẹ nên chú ý gấp phần cạp bỉm dưới rốn để tránh tác động, chà sát lên rốn, khiến máu chảy nhiều
Gấp tã thấp dưới rốn để tránh con bị đau
Gấp tã thấp dưới rốn để tránh con bị đau

Rốn trẻ sơ sinh chảy máu khi nào cần gặp bác sĩ?

Tuy không nguy hiểm nhưng nếu trẻ có các dấu hiệu dưới đây mẹ cần đưa bé đi khám để được tư vấn kịp thời.

  • Phần rốn chảy máu nhiều, không cầm được, kèm theo sưng đỏ, đau nhức
  • Ngoài chảy máu, rốn của bé còn có dịch và mùi hôi bất thường
  • Bé thường gặp tình trạng ốm sốt, quấy khóc thường xuyên

Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng rốn mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ, tránh bị hoại tử hoặc nhiễm trùng máu.

KẾT LUẬN

Trẻ sơ sinh đã rụng rốn nhưng vẫn rỉ máu không phải hiện tượng hiếm gặp. Mẹ chỉ cần giữ vệ sinh và chăm sóc bé đúng cách tình trạng này sẽ cải thiện sớm.

Có thể mẹ quan tâm:

👉 Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng?

👉 Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì thụt vô được?

👉 Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng

Nên đọc thêm

Trẻ còi xương: Biểu hiện, nguyên nhân, cách khắc phục

Còi xương là một bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi khiến xương trẻ mềm yếu, dẫn đến phát triển chậm cả về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, đây là bệnh dễ điều trị, khắc phục nếu phát hiện sớm triệu chứng nên mẹ không cần quá lo

Trẻ chậm mọc răng: Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý

Chậm mọc răng ở trẻ và vấn đề lo lắng của nhiều phụ huynh. Vậy thế nào được coi là chậm mọc răng và cần làm gì khi trẻ chậm mọc răng? Mẹ hãy tham khảo những chia sẻ từ chuyên gia Smartbibi nhé! Thế nào được coi là trẻ chậm mọc răng? Thông thường