Trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc, nâng niu. Vì vậy những thay đổi nhỏ hàng ngày của con cũng sẽ làm mẹ lo lắng. Một trong những nỗi lo phải kể đến đó là hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt.
Vậy liệu rằng hiện tượng này có đáng lo không, cách xử lý thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì?
Trẻ sơ sinh bị nấc là hiện tượng sinh lý thường gặp, do cơ hoành và cơ liên sườn kích thích dẫn đến co thắt không tự chủ và đóng lại đột ngột của nắp thanh ngôn. Tình trạng này thường sẽ xảy ra ngắt quãng và lặp lại nhiều lần. Cụ thể, với trẻ dưới 4 tháng tuổi, nấc cụt xảy ra với tần số 4-60 lần/ phút.
Nhiều người cho rằng, nấc cụt sẽ bé bị khó chịu y như người lớn. Tuy nhiên điều này không phải như thế. Trẻ sơ sinh khi nấc vẫn sẽ có thể ngủ ngon mà không hề bị quấy rầy. Ngoài ra, tình trạng này cũng hiếm khi gây cản trở hoặc ảnh hưởng đến hơi thở của bé. Nó sẽ tự hết khi con lớn hơn.
Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc?
Trẻ sơ sinh nấc có thể là do sinh lý nhưng cũng có thể là do bệnh lý. Vì vậy mẹ cần phân biệt để có cách điều trị đúng. Cụ thể:
Nguyên nhân sinh lý khiến bé bị nấc
Do mẹ cho bé bú không đúng cách
Nếu bé bú không đúng cách sẽ phải nuốt một lượng khí đáng kể. Mức khí này khi vượt quá khả năng chịu đựng của dạ dày sẽ khiến cơ hoành co lại, tạo ra tiếng nấc. Hoặc ở những bé bú mẹ, nếu bú quá nhanh, bú khi trẻ vừa khóc xong cũng sẽ gây ra nấc cụt.
Nhiệt độ môi trường thay đổi
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến cho không khí lạnh đi vào trong phổi của bé và tạo tiếng nấc. Vì vậy mẹ hãy chú ý giữ ấm cho con vào mùa lạnh.
Nguyên nhân bệnh lý gây nấc cụt
Ngoài nguyên nhân sinh lý, trẻ sơ sinh bị nấc nhiều còn có thể do mắc một số bệnh lý đặc trưng. Cụ thể:
Dị ứng
Trẻ sơ sinh có thể dị ứng với một số thành phần trong sữa công thức hoặc sữa mẹ. Từ đó gây viêm thực quản khiến trẻ nấc cụt. Ngoài ra, ở những trường hợp bú mẹ bé có thể dị ứng với thực phẩm hàng ngày mẹ ăn. Điều này cũng gây ra các triệu chứng về đường hô hấp như khò khè, nấc cụt,…
Hen suyễn
Khi các cơn hen khởi phát, tổ chức của ống phế quản sẽ trở nên viêm. Từ đó hạn chế không khí di chuyển xuống bộ phận này. Đồng thời lúc này cơ hoành của bé co lại, dẫn đến nấc cụt.
Bé bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị nấc. Ở trẻ nhỏ, dạ dày và thực quản còn chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy axit dạ dày thường hay bị trào ngược lên. Từ đó gây ra hiện tượng nấc cụt.
Xem thêm: Nấm Lưỡi Ở Trẻ Sơ Sinh
Trẻ sơ sinh nấc cụt nhiều lần trong ngày có sao không?
Nấc cụt là thói quen đầu tiên mà trẻ sơ sinh hình thành. Và được nhận định là thiết cho sự phát triển trí não cũng như phản xạ hơi thở của con. Hầu hết các trường hợp nấc cụt ở trẻ sơ sinh đều là hiện tượng sinh lý. Vì vậy ba mẹ không cần lo lắng.
Thông thường, các bé sẽ tự hết nấc sau 5-10 phút hoặc một giờ mà không cần tới điều trị. Tuy nhiên, vẫn có một ít trường hợp trẻ sơ sinh bị nấc cụt mạnh, kéo dài dẫn đến khó chịu, quấy khóc, thậm chí nôn trớ. Với những bé này nấc cụt có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm như trào ngược, lồng ruột hoặc viêm màng não. Vì vậy mẹ nên đưa bé tới viện kiểm tra.
Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh thường chỉ kéo dài dưới 10 phút sau đó cơ thể sẽ tự cân bằng và hết. Tuy nhiên, nếu không muốn bé nấc nhiều, mẹ có thể tham khảo cách chữa dưới đây.
Vỗ ợ hơi cho bé sau bú
Các mẹ thường chia sẻ rằng việc vỗ ợ hơi cho bé sau bú có thể ngăn chặn tình trạng bị nấc ở trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ hãy thử ngừng giữa hiệp để bé ợ hơi. Điều này sẽ giúp giảm nấc hiệu quả.
Massage lưng cho bé
Massage nhẹ nhàng vùng lưng là một trong những cách chữa hiệu quả cho trẻ sơ sinh. Theo lời khuyên của các bác sĩ, việc massage sẽ giúp các cơ thả lỏng. Từ đó giảm bớt cơn nấc.
Mẹ bế dựa vào người hoặc cho bé nằm. Sau đó, đặt áo khoác lên lưng của con, massage nhẹ nhàng vài phút theo hướng từ dưới lên trên. Thao tác này sẽ giúp tránh cơn trào ngược để bé dễ dàng ợ hơi. Lưu ý, chỉ nên xoa nhẹ, hạn chế vỗ lưng vì xương của bé lúc này còn yếu. Nếu bị tác động vật lý quá mạnh con sẽ có thể bị thương.
Thay đổi tư thế bú của bé
Nếu trẻ bị nấc sau khi bú bình mẹ nên thay đổi tư thế để tránh bị nuốt không khí quá nhiều. Chuyên gia gợi ý cho mẹ rằng hãy để bé bú ở tư thế thẳng đứng hoặc đặt con lên một chiếc gối mềm. Điều này sẽ giúp không khí ít vào bình hơn.
Chia nhỏ bữa ăn cho bé
Để bé bú nhiều trong cùng một cữ sẽ khiến bụng căng phồng lên, gây áp lực cho cơ hoành, dẫn đến hiện tượng bị nấc. Vì vậy để cải thiện tình trạng này, mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn, tránh để con bú quá nhiều một lúc.
Giữ ấm cho bé
Trẻ sơ sinh có thể bị nấc khi gặp thời tiết thay đổi. Vì vậy mẹ có thể sử dụng áo ấm hoặc quấn chăn chặt cho con. Khi cơ thể ấm, cơn nấc sẽ tự dưng mất. Chẳng những vậy, cách chữa nấc cụt này còn mang đến cảm giác an toàn, gần gũi cho con.
Mẹo dân gian chữa nấc cho trẻ sơ sinh
Ngoài những cách chữa ở trên, mẹ cũng có thể tham khảo một số mẹo vặt dân gian dưới đây.
Bịt nhẹ lỗ tai bé
Đầu tiên, mẹ hãy dùng tay bịt hai lỗ tai của bé trong khoảng 30s. Sau đó, thả tay và khép hai cánh mũi lại song song với việc bịt miệng của con. Thực hiện động tác này từ 10-15 lần sẽ giúp cơ hoành không bị co lại. Từ đó làm ngừng cơn nấc. Tuy nhiên, khi áp dụng mẹ cần chú ý động tác nhẹ nhàng, tránh để bé đau.
Làm cho bé khóc
Việc làm bé khóc sẽ giúp các dây thần kinh thực quản giãn nở. Từ đó, loại bỏ cơ cơ hoành co thắt. Do đó, khi bé bị nấc mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian trị nấc này. Tuy nhiên đây là biện pháp không được chuyên gia khuyên dùng. Vì nó có thể gây ra nỗi sợ cho con.
Gãi môi hoặc tai cho bé
Dân gian truyền tai nhau rằng khi trẻ sơ sinh bị nấc hãy dùng tay gãi nhẹ mang tai hoặc môi của con tầm 1-2 phút. Mẹo vặt này sẽ giúp con nhanh chóng chấm dứt cơn nấc hiệu quả.
Dùng hạt cây hồi
Có lẽ ít ai biết rằng hạt cây hồi có khả năng giảm nấc hiệu quả. Mẹ chỉ cần áp dụng vài bước đơn giản là đã có thể cải thiện phần nào cho con. Theo đó, mẹ cần đun sôi chén nước, thả ít hại hồi vào trong hãm 15 phút. Sau đó, đợi khi nước nguội, chỉ còn hơi ấm thì cho bé dùng.
Dùng lá trầu không
Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, tác dụng chống lạnh, tiêu sưng, sát trùng nên được nhiều mẹ dùng chữa nấc cho trẻ sơ sinh. Mẹ chỉ cần hơ nóng lá trầu, sau đó đắp lên trán bé khoảng 2-3 phút.
Tuy nhiên, mẹ cần chú ý nhiệt độ lá trầu. Nhớ để nguội bớt rồi mới tiến hành sử dụng cho con.
Cuốn chiếu hoặc giấy làm bé xao nhãng
Đây là một trong những mẹo dân gian trị nấc cực kỳ hiệu quả ở trẻ sơ sinh. Theo đó, mẹ chỉ cần sử dụng các vật nhỏ như cuốn chiếu hoặc giấy dán lên vùng da giữa đầu lông mày của bé. Điều này sẽ giúp con bị xao nhãng, chú ý đến vật trên trán của mình mà quên đi cơn nấc cụt đang diễn ra.
Những việc mẹ không nên làm khi bé bị nấc
Tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh có thể khắc phục bằng những mẹo nhỏ dân gian. Tuy nhiên, nhiều mẹ vì chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc do lần đầu sinh con nên tỏ ra vô cùng lo lắng với tình huống này. Việc chữa trị không đúng cách vô tình khiến bé bị nấc kéo dài, kèm theo tình trạng nôn trớ. Dưới đây là những việc mà mẹ tuyệt đối không làm để tránh con nấc kéo dài.
- Không kéo lưỡi bé: Có nhiều bà mẹ mắc phải sai lầm khi đã kéo lưỡi của con để cải thiện tình trạng nấc. Tuy nhiên điều này sẽ không làm giảm cơn nấc mà chỉ khiến bé hoảng sợ, gây ảnh hưởng tinh thần cũng như sức khỏe.
- Không sóc bé: Khi bé bắt đầu cơn nấc, tốt nhất mẹ nên để bé nghỉ ngơi. Tránh sự rung lắc khiến cho cơn nấc nặng hơn.
- Không cho bé uống nước lạnh: Trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa chưa ổn định. Do đó không nên cho bé uống nước lạnh hoặc nước hoa quả để làm giảm cơn nấc. Bởi điều này có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu,…
Cách phòng ngừa nấc cụt cho trẻ sơ sinh
Ngoài việc chữa nấc cho trẻ sơ sinh thì còn một số cách giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng này. Cụ thể:
- Giữ nhiệt độ phòng ổn định, không nên để trẻ bị lạnh. Có thể dùng khăn xô hoặc khăn mỏng để giữ ấm, tránh gió cho con.
- Khi tắm cho bé, mẹ cần lưu ý không để nhiệt độ nước chênh nhiều so với nhiệt độ phòng. Vào mùa đông, có thể bật đèn sưởi cho con.
- Không nên để trẻ quá đói mới bú và cũng không nên cho bé bú no. Với những bé bú bình thì không cho bé bú nhanh, cần nâng cao đầu sau khi cho trẻ ăn xong.
- Sau khi cho bé bú xong, mẹ nên tránh hoạt động nặng chẳng hạn như rung lắc hoặc sóc.
- Với những trường hợp liên tục bị nấc trong thời gian dài mẹ cần đưa con đi khám để tìm nguyên nhân và có biện pháp can thiệp.
Câu hỏi thường gặp
Khi trẻ sơ sinh bị nấc mẹ không nên cho bé bú sữa. Việc này có thể dẫn đến nôn trớ, ợ sữa, thậm chí gây sặc, khiến con khó chịu, la khóc.
Nhiều người cho rằng uống nước có thể giúp bé hết nấc. Tuy nhiên điều này có thể gây ra nguy hiểm với bé. Không chỉ thế với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước là điều không cần.
Nấc được coi là bình thường đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng. Tuy nhiên, nếu bé có các triệu chứng như: nấc nhiều liên tục kèm theo nôn không kìm hãm, bị trào ngược dạ dày, ợ ra chất lỏng, ngủ cũng nấc thì nên đưa đi khám. Vì rất có thể đây là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm.
Trẻ sơ sinh bị nấc chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường. Nhưng nếu xảy ra liên tục kèm theo triệu chứng khó chịu thì rất có thể bé đang gặp phải vấn đề nào đó liên quan đến dạ dày. Do đó, bố mẹ không nên chủ quan khi bé có những biểu hiện bất thường này nhé.