Rốn trẻ sơ sinh có mủ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nội dung chính

Rốn trẻ sơ sinh có mủ là hiện tượng bất thường cảnh báo viêm nhiễm. Dưới đây là những nguyên nhân cũng như cách thức điều trị hiệu quả.

Có thể mẹ quan tâm:

👉 Rốn trẻ sơ sinh khô nhưng có mùi hôi mẹ phải làm sao?

👉 Rốn trẻ sơ sinh có mủ và mùi hôi xử trí thế nào?

👉 Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô

Thời điểm nào trẻ rụng rốn?

Sau sinh 8-10 ngày trẻ sơ sinh sẽ rụng dây rốn. Quá trình này diễn ra hoàn toàn tự nhiên mà không cần phải can thiệp. Tuy nhiên để tránh nhiễm trùng bố mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên.

Dây rốn ban đầu có màu vàng bóng. Sau khô chuyển sang nâu hoặc xám. Khi dây rốn rụng, trẻ sẽ chảy một ít dịch thậm chí có mùi hôi nhẹ. Tuy nhiên mẹ không cần phải quá lo. Bởi tình trạng này sẽ hết sau một vài ngày. Trường hợp dây rốn rỉ nước màu vàng, mùi hôi, lẫn máu kéo dài bé cần được đi khám ngay.

Sau sinh 8-10 ngày trẻ sẽ rụng dây rốn
Sau sinh 8-10 ngày trẻ sẽ rụng dây rốn

Các dạng mủ thường gặp ở rốn trẻ sơ sinh

Rốn trẻ sơ sinh có mủ không phải hiếm gặp. Tùy vào từng loại nguyên nhân mà mủ ở rốn có thể xuất hiện khác nhau. Dưới đây là những dạng mủ thường gặp:

Rốn trẻ sơ sinh có mủ trắng

Mủ trắng là một trong những dạng mủ thường gặp ở rốn trẻ sơ sinh. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết loại mủ này dựa vào những đặc điểm sau.

  • Màu sắc: Mủ thường có màu trắng hoặc hơi xám
  • Đặc điểm nhận dạng: Loại mủ này thường dày và hơn nhờn
  • Mùi hương: Không có mùi gì đặc trưng
  • Nguyên nhân: Trẻ sơ sinh có mủ trắng ở rốn chủ yếu là do vi khuẩn, nấm hoặc virus tấn công gây ra nhiễm trùng. Vì vậy khi tình trạng này xuất hiện kéo dài mẹ nên đưa bé tới viện kiểm tra tránh để biến chứng nguy hiểm.

Rốn trẻ sơ sinh có mủ vàng

Khác với mủ trắng, mủ vàng thường được nhận diện bởi đặc điểm sau.

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh có mủ vàng
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh có mủ vàng
  • Màu sắc: Loại mủ này có màu vàng nhạt hoặc vàng nâu
  • Mùi hương: So với mủ trắng, mủ vàng có mùi hôi nhẹ, nhưng vẫn dễ chịu
  • Đặc điểm: Dù có tính nhờn nhưng so với mủ trắng mủ vàng thường không dày
  • Nguyên nhân: Loại mủ này chủ yếu xuất hiện khi bé bị tắc tuyến mồ hôi, bã nhờn, hoặc do băng rốn quá kỹ

Trẻ sơ sinh có mủ ở rốn có thể là biểu hiện bình thường nhưng cũng có thể cảnh báo tình trạng sức khỏe không tốt. Vì vậy nếu tình trạng mủ xuất hiện kéo dài kèm theo đau nhức, sốt cao mẹ nên đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân cũng như cách điều trị tốt.

Rốn trẻ sơ sinh có mủ nguy hiểm thế nào?

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy mủ có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm. Theo chuyên gia, phần lớn trường hợp chảy dịch dây rốn là do bệnh lý. Tuy nhiên vệ sinh không đúng cũng sẽ có thể khiến trẻ tổn thương.Vì vậy với trường hợp rốn trẻ sơ sinh có mủ trắng hoặc rốn trẻ sơ sinh có mủ vàng mẹ cần thận trọng vì đây chính là dấu hiệu viêm nhiễm nghiêm trọng. Ngoài chảy mủ khi bị viêm rốn trẻ sẽ có các triệu chứng khác như: sưng phù, tấy đỏ, chảy máu trong rốn.

Do rốn thông với mạch máu nên dù rốn có bất kỳ tổn thương cũng gây tác động tiêu cực tới máu. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như uốn ván, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.

Theo một số tài liệu y khoa, tình trạng chảy dịch dây rốn được chẩn đoán là bị Granuloma hay còn gọi là chồi hạch rốn. Bệnh thường đi kèm các dấu hiệu như sưng đỏ, tiết dịch như mủ. Mặc dù không gây nguy hiểm tính mạng nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị sớm bé sẽ có thể bị nhiễm trùng rốn, sốt và kích ứng da. Một số trường hợp rốn trẻ sơ sinh có mủ hoặc máu vẫn được xem là bình thường, khi:

  • Phần chân rốn chảy dịch màu nâu, hoặc ẩm ướt trước khi rốn rụng
  • Rốn sau khi rụng bị chảy dịch nhưng không có mùi hôi, không mủ
  • Em bé sau khi rụng rốn không sốt, vẫn bú và chơi bình thường
  • Sau khi rốn rụng, vùng chân rốn hoàn toàn không sưng hoặc đỏ

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có mủ ở rốn

Tùy vào thời điểm rụng rốn mà việc xuất hiện mủ sẽ do nguyên nhân dưới đây.

Rốn trẻ sơ sinh chưa rụng có mủ

Rốn trẻ sơ sinh có mủ khi chưa rụng phần lớn là do nhiễm trùng. Nguyên nhân của tình trạng này là do một số mẹ bỉm sợ làm đau con nên không dám đụng vào rốn của bé. Việc băng kín rốn suốt ngày đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, gây ra nhiễm trùng, có mủ.

Rốn trẻ sơ sinh chưa rụng có mủ chủ yếu do băng quá chặt
Rốn trẻ sơ sinh chưa rụng có mủ chủ yếu do băng quá chặt

Rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng

Trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn có mủ là hiện tượng bất thường, cần được đặc biệt lưu ý. Dưới đây là những nguyên nhân khiến con gặp tình trạng này:

  • Vệ sinh chưa đúng cách: Không lau rửa thường xuyên, băng rốn quá chặt, quên vệ sinh tay trước khi lau chùi cuống rốn là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh có mủ. Ngoài ra, việc dùng bài thuốc dân gian bôi, đắp khi chưa có sự chỉ định của các bác sĩ cũng sẽ khiến con nhiễm khuẩn, sinh mủ tại rốn.
  • Sai lầm khi bảo vệ rốn: Tâm lý lo sợ khiến các mẹ bỉm quấn rốn quá chặt thậm chí nhiều người trong thời gian dài không thay bằng rốn. Dẫn đến vi khuẩn xâm nhập, tấn công tiến triển thành mủ.
  • Vệ sinh quá mức: Đối lập với vệ sinh sai cách thì lau rửa nhiều, trên mức cần thiết cũng làm bề mặt rốn khô, lâu lành, thậm chí tổn thương. Từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn gây mủ tấn công, phát triển tại rốn.

Rốn trẻ sơ sinh có mủ cảnh báo bệnh gì?

Rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng được xem là một triệu chứng cách báo các bệnh nhiễm trùng. Cụ thể:

  • Viêm rốn: Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ sau khi rốn rụng với biểu hiện chính là sốt nhẹ, quấy khóc, phù nề, rỉ dịch vàng
  • Nhiễm khuẩn rốn: Khi rốn bị nhiễm khuẩn nặng mẹ sẽ nhận thấy vùng rốn tiết dịch, sưng đỏ, chảy mủ. Tình trạng này nếu không can thiệp trẻ sẽ có thể rối loạn tiêu hóa, sưng đỏ toàn thân
  • Hoại tử rốn: Cũng là nguyên nhân khiến rốn của trẻ sơ sinh có mủ vàng hoặc trắng. Tình trạng này đa phần xảy ra sau khi bị nhiễm khuẩn rốn mà không điều trị sớm. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp trẻ bị hoại tử trước khi nhiễm khuẩn. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở bé là rốn chảy dịch, chảy máu, xung quanh rốn sưng đỏ, bầm tím, dịch tiết có mùi hôi
  • Viêm mạch máu rốn: Cũng là nguyên nhân khiến rốn của trẻ có mủ. Đây là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm vì nếu không được can thiệp và điều trị sớm, vi khuẩn sẽ tấn công sâu gây viêm nhiễm nặng.
Rốn trẻ sơ sinh có mủ cảnh báo rất nhiều bệnh lý
Rốn trẻ sơ sinh có mủ cảnh báo rất nhiều bệnh lý

Cách xử lý tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mủ

Trẻ sơ sinh rốn bị mủ mẹ nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân cũng như cách điều trị sớm. Bên cạnh đó, việc chăm sóc rốn cũng đóng vai trò quyết định đến hiệu quả điều trị. Dưới đây là cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh có mủ mà mẹ cần phải “nằm lòng”.

  • Giữ cho cuống rốn của trẻ luôn được khô ráo, sạch sẽ. Với trẻ mặc tã mẹ nên gấp gọn phần tã xuống dưới rốn để tạo điều kiện cho rốn “hít thở”
  • Vệ sinh cuống rốn mỗi ngày cho bé bằng cách dùng gạc y tế thấm cồn sát khuẩn vệ sinh quanh rốn ngày 1-2 lần. Trường hợp trẻ bị dính bẩn do đi tiểu mẹ cần vệ sinh lại ngay
  • Một số trường hợp bé rụng dây rốn lâu hơn dự tính mẹ tuyệt đối không tự ý kéo đứt dây rốn của con
  • Trước khi vệ sinh rốn hoặc tắm rửa cho con mẹ nên vệ sinh tay thật sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho bé
  • Ở môi trường nóng bức hoặc nhiệt độ phòng cao mẹ không nên mặc quần áo cho con quá nhiều. Ưu tiên lựa chọn những bộ mỏng, thoáng
  • Đảm bảo quần áo, mềm gối và khăn, tã của bé luôn sạch sẽ. Đồng thời đảm bảo phòng ốc thông thoáng, không có tác động của hóa chất, khói bụi
  • Tuyệt đối không dùng bài thuốc dân gian truyền miệng đắp lên vùng rốn của con
  • Trường hợp rốn trẻ chảy mủ mẹ nên theo dõi và đưa các bé đi khám kịp thời để tránh nguy cơ viêm nhiễm

Hướng dẫn vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Rốn trẻ sơ sinh có mủ thì phải làm sao? Để rốn của trẻ không có mủ và mùi hôi mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho con mỗi ngày với cách như sau:

Các bước vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Các bước vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
  • Đầu tiên mẹ cần chuẩn bị dụng cụ chăm sóc dây rốn như cồn 70 độ, bông vô trùng, gạc vô trùng
  • Rửa tay thật sạch với xà phòng hoặc cồn 70 độ để sát khuẩn
  • Quan sát, kiểm tra dấu hiệu bất thường tại khu vực rốn như cuống rốn mềm nhũn, có dịch, mùi hôi, vùng da sưng nề
  • Dùng bông vô trùng thấm nước muối sinh lý sau đó lau nhẹ quanh rốn. Miếng đầu tiên sẽ lau từ chân rốn lên cuống rốn. Miếng tiếp sẽ lau vòng quanh rốn. Sau đó dùng thêm một miếng bông nữa để lau xung quanh rốn
  • Sau khi vệ sinh rốn xong mẹ hãy để nó khô tự nhiên mà không cần phải sử dụng băng rốn
  • Khi rốn chưa rụng mẹ có thể áp dụng cách vệ sinh này mỗi ngày 1 lần. Sau 5-15 ngày cuống rốn của bé sẽ khô và rụng. Lúc này mẹ sẽ thấy một đốm nhỏ nằm ngay giữa rốn. Điều này hoàn toàn bình thường, thậm chí có thể kéo dài đến 2 tuần sau khi rốn rụng. Trường hợp sau 2 tuần rốn vẫn chưa khô và có mủ nhiều mẹ cần gọi điện cho bác sĩ để tư vấn thêm

Rốn trẻ sơ sinh có mủ phải làm sao để phòng ngừa?

Để ngăn ngừa việc rốn trẻ sơ sinh có mủ mẹ hãy áp dụng biện pháp dưới đây

  • Ngay từ lúc sinh nên để bé tiếp xúc với da của mẹ để có được vi khuẩn không gây bệnh từ mẹ
  • Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu để có kháng thể
  • Khi mang thai mẹ nên tiêm phòng uốn ván

Một số hình ảnh rốn trẻ sơ sinh có mủ giúp mẹ nhận diện

Rốn trẻ sơ sinh có mủ khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng không biết xử lý thế nào. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể nguy hiểm tính mạng của trẻ. Vì vậy mẹ hãy bỏ túi những hình ảnh rốn trẻ sơ sinh có mủ dưới đây để nhận diện sớm, có cách điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh có mủ vàng sau khi rụng dây rốn
Trẻ sơ sinh có mủ vàng sau khi rụng dây rốn
Rốn có mủ cần được vệ sinh sạch
Rốn có mủ cần được vệ sinh sạch
Trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng rốn
Trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng rốn
Trẻ sơ sinh có mủ ở rốn trước khi rụng
Trẻ sơ sinh có mủ ở rốn trước khi rụng

KẾT LUẬN

Rốn trẻ sơ sinh có mủ nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn. Vì vậy để đảm bảo an toàn, ngay khi thấy dấu hiệu này mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn kỹ hơn về cách điều trị.

Nên đọc thêm

Trẻ còi xương: Biểu hiện, nguyên nhân, cách khắc phục

Còi xương là một bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi khiến xương trẻ mềm yếu, dẫn đến phát triển chậm cả về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, đây là bệnh dễ điều trị, khắc phục nếu phát hiện sớm triệu chứng nên mẹ không cần quá lo

Trẻ chậm mọc răng: Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý

Chậm mọc răng ở trẻ và vấn đề lo lắng của nhiều phụ huynh. Vậy thế nào được coi là chậm mọc răng và cần làm gì khi trẻ chậm mọc răng? Mẹ hãy tham khảo những chia sẻ từ chuyên gia Smartbibi nhé! Thế nào được coi là trẻ chậm mọc răng? Thông thường