Rốn trẻ sơ sinh 1 tháng chưa khô có sao không?

Nội dung chính

Rốn trẻ sơ sinh 1 tháng chưa khô phải làm thế nào là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm. Dưới đây Smartbibi sẽ hướng dẫn mẹ cách khắc phục tình trạng này.

Có thể mẹ quan tâm:

👉 Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì khô?

👉 Cách làm khô rốn cho trẻ sơ sinh

👉 Rốn trẻ sơ sinh khô nhưng có mùi hôi mẹ phải làm sao?

Rốn trẻ sơ sinh rụng và khô khi nào?

Dây rốn là điểm kết nối giữa hai mẹ con khi còn trong bụng. Trung bình, một chiếc dây rốn sẽ có chiều dài khoảng 50cm, với nhiệm vụ chính là vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng. Đến cuối thai kỳ, dây rốn sẽ truyền kháng thể từ mẹ sang con nhằm tăng miễn dịch cho bé trong 3 tháng đầu.

Tuy nhiên sau khi chào đời, dây rốn không còn cần thiết vì vậy sẽ được cắt bỏ, để lại một khoảng gốc dài 2-3 cm trên bụng bé.

Dây rốn trẻ sơ sinh rụng sau 8-10 ngày
Dây rốn trẻ sơ sinh rụng sau 8-10 ngày

Lúc đầu, dây rốn sáng bóng, màu vàng. Nhưng khi khô lại nó sẽ chuyển sang màu nâu hoặc xám, thậm chí màu xanh. Sau sinh khoảng 8-10 ngày dây rốn sẽ khô và rụng, đến ngày thứ 15 thì liền hẳn. Tuy vậy cũng có trường hợp trẻ sau 2 tuần mới rụng dây rốn. Trường hợp này vẫn được coi là bình thường nếu như rốn bé khô, sạch, không mùi.

Thông thường trước khi rốn rụng bé sẽ có thể bị chảy ít dịch màu nâu và chưa khô hẳn. Đây là hiện tượng bình thường, mẹ chỉ cần giữ cho vùng rốn thông thoáng, sạch sẽ.

Rốn trẻ sơ sinh 1 tháng chưa khô có sao không?

Bé 1 tháng tuổi rốn chưa khô có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm. Theo chuyên gia, dây rốn thường khô sau 1 đến 2 tuần đầu. Trường hợp 1 tháng vẫn còn chảy nước thì rất có thể bé bị dị tật cuống rốn. Tuy nhiên để biết chính xác nguyên nhân rốn trẻ 1 tháng chưa khô mẹ cần đưa con tới viện kiểm tra. Dưới đây là những lý do khiến rốn trẻ sơ sinh 1 tháng chưa khô.

Nang niệu rốn

Ống niệu rốn là cầu nối giữa rốn và bàng quang khi bé còn trong bụng mẹ. Trước khi em bé chào đời, ông niệu sẽ được thoái triển. Tuy nhiên ở một số bé ống niệu không những tiêu biến mà còn có những bất thường như phình to. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng rốn, rỉ nước tiểu ở rốn, nhiễm trùng tiểu khung thậm chí là ung thư hóa.

Ống rốn tràng

Rốn trẻ sơ sinh 1 tháng chưa khô có thể là do ống rốn tràng. Tương tự như nang niệu rốn, ống rốn tràng cũng là dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này khởi phát là do một phần hay toàn bộ ống noãn hoàng ngoài giai đoạn sinh lý. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này dựa vào các dấu hiệu như: rốn trẻ ẩm ướt, lâu khô, viêm nhiễm kéo dài, khi rửa rốn sẽ thấy khối u nhỏ màu hồng nằm giữa rốn.

Ống rốn tràng khiến rốn lâu khô, dỉ dịch
Ống rốn tràng khiến rốn lâu khô, dỉ dịch

Nhiễm trùng rốn

Rốn rụng muộn, ẩm ướt, có mùi là những dấu hiệu cho thấy trẻ bị nhiễm khuẩn. Tình trạng này nếu để kéo dài rốn có thể sưng và sinh ra mủ. Một vài trường hợp nghiêm trọng trẻ còn có thể bị tấy xung quanh rốn, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa.

Viêm rốn

Rốn trẻ một tháng chưa khô có thể đã bị viêm nhiễm. Do vậy khi thấy rốn bé có mùi, kèm theo triệu chứng phù nề, chảy mủ mẹ nên quan sát thật kỹ. Trẻ viêm rốn ngoài triệu chứng lâu rụng thì còn bị sốt và hay quấy khóc, bỏ ăn.

Viêm mạch máu rốn

Viêm mạch máu rốn cũng là lý do khiến rốn của trẻ 1 tháng chưa khô. Theo chuyên gia, rốn được cấu tạo từ 2 động mạch và 1 tĩnh mạch với chức năng chính là vận chuyển dinh dưỡng, oxy khi bé còn trong bụng mẹ. Khi trẻ sinh ra, các mạch máu này sẽ bị xơ hóa, tiêu biến. Tuy nhiên nếu rốn không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập gây viêm. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến rốn trẻ sinh mủ, có mùi và lâu khô hơn.

Rốn trẻ sơ sinh bị viêm
Rốn trẻ sơ sinh bị viêm

Hoại tử rốn

Hoại tử rốn có thể xảy ra trước hoặc sau khi nhiễm khuẩn. Biểu hiện thường gặp của tình trạng này là rốn rụng sớm, nhưng không khô, sau đó sưng đỏ, bầm tím, chảy mủ kèm máu có mùi hôi. Với trường hợp này mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm. Bởi nếu kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và tử vong.

Cách chăm sóc để rốn nhanh khô và rụng

Rốn trẻ sơ sinh 1 tháng chưa khô nếu để kéo dài có thể nguy hiểm. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này cũng như giúp rốn nhanh khô mẹ nên áp dụng biện pháp chăm sóc dưới đây từ sớm.

Chăm sóc rốn khi chưa rụng

Một số lưu ý mẹ cần nằm lòng khi chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh ngay cả khi chưa rụng:

  • Khi rốn trẻ còn ướt, mẹ tuyệt đối không đắp bất cứ thứ gì lên trên. Việc đắp thuốc lá rất dễ gây ra nhiễm trùng khiến rốn của trẻ lâu khô, thậm chí đe dọa tính mạng
  • Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô vẫn cần chăm sóc, vệ sinh đúng cách. Mẹ có thể dùng bông tiệt trùng rửa nhẹ với nước muối sinh lý ngày 3-4 lần. Sau đó dùng băng bông sạch thấm khô vùng rốn. Lưu ý không dùng bông khô để tránh sợi bông dính lại
  • Tuyệt đối không dùng cồn hoặc i ốt để vệ sinh rốn bởi nó có thể phá hủy tế bào da yếu ớt của con

Chăm sóc rốn sau khi rụng để nhanh khô

Hạn chế tình trạng rốn trẻ sơ sinh 1 tháng chưa khô, sau khi rốn rụng mẹ nên áp dụng cách làm dưới đây:

Vệ sinh dây rốn sạch sẽ sau rụng để nhanh khô
Vệ sinh dây rốn sạch sẽ sau rụng để nhanh khô
  • Đảm bảo cuống rốn của trẻ vẫn được vệ sinh khô ráo với muối sinh lý ngày 1-2 lần. Với những bé mặc tã mẹ nên gấp phần mặt trên của tã xuống dưới để tạo điều kiện cho rốn được “thở”
  • Ở môi trường nóng bức hoặc nhiệt độ phòng cao mẹ không nên mặc quần áo nhiều cho bé. Tốt nhất là nên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát
  • Khi tắm cho trẻ mẹ nên hạn chế để nước tiếp xúc với rốn hoặc dùng bông gạc lau khô cho con
  • Một số trường hợp thời điểm rụng rốn của trẻ lâu hơn dự tính mẹ tuyệt đối không tự ý giất dây rốn ra

Dấu hiệu bất thường ở rốn lâu khô cần phải đi khám

Rốn trẻ sơ sinh 1 tháng chưa khô tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Vì vậy ngay khi có các dấu hiệu dưới đây mẹ cần đưa con đi khám:

  • Rốn có mùi hôi
  • Rốn chảy mủ, nước vàng
  • Vùng da sưng nề, tấy đỏ
  • Có hạt chồi và nước rỉ ra ở cuống rốn
  • Rốn chảy máu nhiều thậm chí không cầm được
  • Sau 3 tuần mà rốn chưa rụng

TỔNG KẾT

Như vậy rốn trẻ sơ sinh 1 tháng chưa khô là hiện tượng bất thường cần được kiểm tra. Để biết chính xác nguyên nhân gây tình trạng này mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ kiểm tra.

Nên đọc thêm

Trẻ còi xương: Biểu hiện, nguyên nhân, cách khắc phục

Còi xương là một bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi khiến xương trẻ mềm yếu, dẫn đến phát triển chậm cả về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, đây là bệnh dễ điều trị, khắc phục nếu phát hiện sớm triệu chứng nên mẹ không cần quá lo

Trẻ chậm mọc răng: Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý

Chậm mọc răng ở trẻ và vấn đề lo lắng của nhiều phụ huynh. Vậy thế nào được coi là chậm mọc răng và cần làm gì khi trẻ chậm mọc răng? Mẹ hãy tham khảo những chia sẻ từ chuyên gia Smartbibi nhé! Thế nào được coi là trẻ chậm mọc răng? Thông thường