Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh diễn ra thế nào là điều mà các mẹ bỉm quan tâm. Hãy cùng Smartbibi đi tìm đáp án trong bài viết sau để có phương pháp chăm sóc phù hợp mẹ nhé.
Dây rốn có chức năng gì?
Với độ dài khoảng 50cm, dây rốn là điểm kết nối giữa 2 mẹ con trong suốt 9 tháng 10 ngày. Bộ phần này này gồm có:
- 1 tĩnh mạch vận chuyển máu và oxy từ mẹ đến con
- 2 động mạch vận vận chuyển chất thải từ thai nhi trở lại nhau thai
Không chỉ thế, vào những tháng cuối thai kỳ dây rốn còn giúp vận chuyển kháng thể từ mẹ sang con, giúp bé tăng cường đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng ở trẻ.
Vì vậy sau sinh, chăm sóc dây rốn là điều hết sức cần thiết của các mẹ bỉm. Vậy quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh diễn ra thế nào? Tìm hiểu trong phần viết sau.
Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh thế nào?
Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh bắt đầu từ khi bé được sinh ra. Sau khi chào đời, bác sĩ sản khoa và các nhân viên y tế sẽ tiến hành:
- Ước lượng một khoảng tầm 3-4 cm từ rốn của bé rồi dùng kẹp nhựa kẹp chặt
- Ở đầu bên kia về phía nhau thai, nhân viên y tế sẽ đặt 1 chiếc kẹp khác
- Đoạn dây rốn nối giữa hai đầu kẹp sẽ được cắt bỏ. Lúc này trên bụng của bé sẽ có một đoạn dây rốn chừng khoảng 2-3 cm.
Toàn bộ quá trình này sẽ không gây đau vì trên dây rốn không có các dây thần kinh.
Trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng dây rốn
Tìm hiểu quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh cũng giúp mẹ bỉm trả lời câu hỏi “rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng” Theo chuyên gia, ban đầu dây rốn có màu sáng bóng hoặc vàng. Khi khô nó sẽ chuyển sang màu nâu, xám hoặc thậm chí xanh. Sau sinh khoảng 5-15 ngày gốc rốn sẽ khô, biến thành màu đen và bắt đầu rụng.
Thời điểm rốn rụng mẹ sẽ thấy giữa rốn có vài ba chấm máu nhỏ. Điều này hoàn toàn bình thường nếu như con vẫn ăn, ngủ. Trường hợp có các dấu hiệu nhiễm trùng mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.
Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn
Thông thường sau khi rốn rụng, trẻ sẽ mất khoảng 7-10 ngày để lành hoàn toàn. Cho đến khi vết thương hồi phục, khu vực rốn cần được giữ gìn vệ sinh, tránh ẩm để không nhiễm trùng.
Nếu rốn có các dấu hiệu bất thường dưới đây mẹ cần đưa con đi khám.
- Đầu rốn rỉ máu
- Có dịch trắng, vàng
- Vùng da xung quanh tấy đỏ
- Trẻ bị đau quanh rốn
Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh đòi hỏi mẹ cần biết cách chăm sóc để tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những gợi ý cho các mẹ bỉm.
Trước khi rốn rụng
Trước khi rốn rụng mẹ hãy chú ý giữ gìn vệ sinh vùng rốn cẩn thận. Bởi nó có thể dễ bị nhiễm trùng. Theo đó, các bước chăm sóc rốn cho bé giai đoạn này gồm.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc nước rửa tay trước khi vệ sinh rốn cho bé
- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết để vệ sinh rốn cho con gồm bông vô trùng, nước muối sinh lý
- Sau khi tắm rửa cho bé mẹ dùng khăn xô mềm nhẹ nhàng lau khô cuống rốn. Sau đó dùng bông tẩm nước muối sinh lý để vệ sinh rốn cho con theo thứ tự từ chân rốn ngược lên cuống rốn. Tiếp đến là xung quanh rốn.
- Rồi để rốn khô tự nhiên, mặc quần áo thoáng mát. Đồng thời gấp mép tã xuống dưới rốn để tránh tổn thương, ngăn nước tiểu xâm nhập
Sau khi rốn rụng
Sau khi quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh diễn ra, việc vệ sinh vẫn rất quan trọng. Mỗi ngày mẹ nên dùng cồn 70 độ hoặc nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh rốn đến khi sẹo lành hoàn toàn. Lưu ý, mặc dù rụng rốn ở trẻ sơ sinh đã gần hoàn thành ba mẹ cũng đừng vội vàng giật đứt cuống rốn. Bởi vì điều này có thể khiến bé bị đau và nhiễm trùng.
Một số vấn đề về rốn thường gặp ở trẻ sơ sinh
Trong suốt quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh, rất nhiều vấn đề có thể phát sinh. Cụ thể:
- Rốn rỉ máu: Việc cọ xát cuống rốn vào tã có thể khiến con chảy máu. Tuy nhiên tình trạng này có thể cầm hoặc tự lành được. Trường hợp máu chảy nhiều, sau 10 phút vẫn không dừng được thì cần đưa bé đi khám.
- Rốn rụng muộn: Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh trong khoảng 10-14 ngày tuổi, lâu nhất là 3 tuần. Khoảng thời gian này vùng rốn cần được giữ gìn khô ráo, kiểm tra thường xuyên. Nếu quá trình rụng rốn diễn ra sau 3 tuần mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ kiểm tra.
- Rốn rỉ dịch: Nếu rốn trẻ bị nhiễm trùng nhẹ kèm theo bề mặt ẩm ướt, xuất hiện dịch, mủ mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời
- Nhiễm trùng rốn: Trường hợp vùng rốn xung quanh sưng, đau, kèm mủ và máu thì rất có thể là do nhiễm trùng. Lúc này mẹ cần đưa bé đi khám để được kê đơn thuốc và vệ sinh theo chỉ dẫn. Nếu tình trạng nặng trẻ có thể sẽ phải nhập viện kiểm tra. Ba mẹ tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà hoặc chủ quan dừng thuốc khi tình hình bệnh mới được cải thiện
- U hạt rốn: Đây là tình trạng mô hạt sinh trưởng mạnh mẽ bất thường do chậm biểu bì hóa. Tình trạng này xảy ra khi rốn của bé lâu rụng
- Thoát vị rốn: Sau khi dây rốn rụng cơ bụng sẽ đóng hoàn toàn. Tuy nhiên một số trường hợp do cơ thành bụng không liền khiến cho một phần nội tạng lồi lên
KẾT LUẬN
Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh nếu không có gì bất thường mẹ không cần lo. Thông thường sau sinh khoảng 8-10 ngày dây rốn sẽ khô và rụng. Trường hợp có máu hoặc mủ mẹ nên đưa bé đi khám.
Có thể mẹ quan tâm: