Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh phổ biến. Chúng thường xuất hiện khi hệ miễn dịch cũng như đề kháng của trẻ chưa được hoàn thiện. Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến bé khó chịu, bỏ bú mà còn gây ho, tiêu chảy thậm chí viêm phế quản,… Vậy mẹ biết gì về bệnh lý này chưa? Cùng xem thông tin trong bài viết sau để có kiến thức y khoa hữu ích cho tình trạng này mẹ nhé.
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là gì?
Nấm miệng hay còn được biết đến với tên gọi khác là tưa lưỡi. Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 1, được đặc trưng bởi các đốm màu trắng. Ban đầu các đốm nhỏ này xuất hiện ở đầu lưỡi, sau đó lan rộng ra khắp khoang miệng. Thậm chí là lưỡi, vòm họng, má và cả môi.
Bệnh chủ yếu do nấm Candida Albicans gây nên. Chúng tồn tại sẵn trong khoang miệng bé, chỉ chờ cơ hội phát triển. Nấm miệng đa số không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Tuy vậy, cha mẹ không nên chủ quan để bệnh kéo dài. Có thể khiến nấm xâm nhập ảnh hưởng các bộ phận khác.
Xem thêm: Sự Thật Về Bệnh Nấm Lưỡi Ở Trẻ Sơ Sinh Mà Mẹ Ít Biết!
Nguyên nhân gây ra nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Candida là nguyên nhân chính gây bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh. Loại nấm này vẫn thường chung sống hòa bình trong cơ thể người và ít khi gây hại nếu được duy trì ở mức cân bằng. Tuy nhiên, dưới một điều kiện nào đó nấm sẽ phát triển quá mức và gây ra bệnh. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh.
Hệ thống miễn dịch kém
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 là đối tượng nhiễm nấm rất cao. Nguyên nhân là bởi hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Tình trạng này thường gặp nhất là ở các bé thiếu tháng, nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng, sử dụng Corticoid dạng hít kéo dài mà không vệ sinh mũi sau xịt.
Người mẹ bị nhiễm nấm sinh dục
Nếu mẹ nhiễm nấm sinh dục ở trong quá trình mang thai, chuyển dạ mà chưa điều trị dứt điểm có thể lây truyền sang con. Khi sinh thường bé đi ra từ cửa ngõ âm đạo, sẽ có nguy cơ nhiễm nấm và hình thành bệnh nấm miệng. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp trẻ lây nấm từ đầu ti của người mẹ.
Lạm dụng kháng sinh
Uống kháng sinh bừa bãi cũng làm gia tăng nguy cơ nấm miệng ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là bởi loại thuốc này có khả năng làm mất cân bằng vi sinh vật trong miệng (lợi và hại khuẩn). Từ đó tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển.
Vệ sinh kém
Trẻ sơ sinh còn rất yếu, hệ miễn dịch cũng chưa hoàn thiện. Vì vậy bất cứ yếu tố nào không tốt cũng đều gây bệnh cho con. Thông thường trẻ bú sữa thường bị đọng cặn ở trong khoang miệng. Nếu không vệ sinh đúng cách nguy cơ nhiễm nấm rất cao. Bên cạnh đó, việc trẻ sử dụng ti giả, bình sữa, nướu ngậm không được vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này.
Xem thêm: Cách Trị Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh
Dấu hiệu nhận biết tình trạng nấm miệng ở trẻ
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh khi mới khởi phát hầu như không có triệu chứng rõ rệt. Nếu mẹ không theo dõi kỹ rất khó để phát hiện ra. Dưới đây là một số dấu hiệu bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh.
- Xuất hiện những vạt màu trắng trên bề mặt lưỡi, trong cổ họng hoặc trên bề mặt nướu, môi.
- Có hiện tượng chảy máu tại những đốm này nếu chà mạnh.
- Miệng có cảm giác nóng rát, khô ran, chốc mép, khó nuốt.
- Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp tình trạng biếng ăn, quấy khóc do bị đau miệng.
Hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Ngoài các dấu hiệu kể trên để sớm nhận biết ra bệnh mẹ có thể xem những hình ảnh sau.
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?
Bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh thường chia thành 2 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có biểu hiện, thời gian điều trị khác nhau. Tuy nhiên, bệnh sẽ khỏi hẳn sau 2 tuần đến 1 tháng nếu được điều trị tích cực. Cụ thể:
- Ở giai đoạn bệnh nhẹ: Nếu nấm mới chỉ xuất hiện các đốm màu trắng trên lưỡi và niêm mạc miệng thời gian khỏi bệnh thường là 2 tuần.
- Ở giai đoạn nặng: Trường hợp nấm phát triển dày, lây lan sang bộ phận khác như thanh quản, thực quản thời gian khỏi bệnh thường sẽ kéo dài 1 tháng hoặc hơn.
Trẻ sơ sinh bị nấm miệng có nguy hiểm không?
Mặc dù nấm miệng là bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan, không điều trị sớm có thể gây ra những vấn đề sau:
- Nấm miệng không chỉ gây ra thương tổn trên niêm mạc miệng, khiến con đau rát khi bú mà ở một số trường hợp, còn truyền cho mẹ trong quá trình bú. Sau đó lây ngược trở lại khiến bệnh phát triển mạnh và khó trị hơn.
- Đối với những trường hợp chủ quan, không chữa hoặc chữa sai cách, nấm có thể chuyển biến nghiêm trọng. Cụ thể, khi nấm Candida xâm nhập vào sâu vào hệ hô hấp có thể gây bệnh viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí nấm phổi. Với tiêu hóa, có thể khiến trẻ tiêu chảy, mất nước, sụt cân, biếng ăn kéo dài,…
Vì vậy khi có dấu hiệu của bệnh mẹ nên kịp thời đưa bé đi gặp bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Cách điều trị nấm miệng ở trẻ
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh rất dễ tái nhiễm. Vì vậy ngay khi thấy bé có dấu hiệu bệnh mẹ cần đưa con đi khám. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh này hiệu quả.
Thuốc trị nấm miệng cho trẻ sơ sinh
Đa phần các trường hợp nhiễm nấm ở thể nặng đều cần phải dùng đến thuốc. Tùy vào tình trạng của bé mà các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng nấm toàn thân đường uống hoặc bôi để tiêu diệt và ngăn nấm trở lại. Cụ thể, các loại thuốc diệt nấm cho trẻ sơ sinh gồm.
Thuốc kháng nấm
Có hai loại thuốc kháng nấm thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh, đó là:
- Miconazole 2%: Là thuốc kháng nấm phổ rộng, dùng được cho trẻ 4 tháng đến dưới 2 tuổi. Thuốc được bào chế dạng gel vì vậy có thể dùng bôi tại chỗ. Tuy nhiên với trẻ bị mắc bệnh gan hoặc dị ứng mẹ không nên cho bé dùng.
- Nystatin: Là thuốc kháng nấm dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thuốc được điều chế dưới dạng dung dịch nên có thể dùng rơ lưỡi cho con. Mẹ có thể rơ ngày 4 lần, duy trì liên tục trong vòng 7 ngày bệnh sẽ cải thiện,
Ngoài 2 loại thuốc bôi nấm ở trên, trong trường hợp nặng bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng nấm toàn thân đường uống gồm amphotericin B, fluconazole, itraconazole và một số thuốc hỗ trợ triệu chứng.
Cách dùng thuốc cho bé
Để việc bôi thuốc cho bé đạt hiệu quả, mẹ nên thực hiện theo các bước sau:
- Cho trẻ uống nước hoặc vệ sinh sạch trước khi bôi.
- Mẹ hoặc người bôi cần rửa và lau khô tay trước khi thực hiện.
- Dùng gạc chuyên dụng bọc vào đầu tay.
- Chuẩn bị một cốc nước ấm sạch, nhúng ngón tay có quấn gạc vào.
- Cho thuốc lên gạc theo liều chỉ định rồi chà vào miệng của con. Bắt đầu từ má, vòm miệng rồi đến lưỡi.
Lưu ý khi dùng thuốc trị nấm cho bé
- Để trẻ không bị khó chịu, dẫn đến nôn trớ trong vòng 20 phút sau bôi thuốc không cho trẻ bú hoặc ăn. Nên bôi thuốc trước ăn để tránh tình trạng nôn trớ.
- Thuốc kháng nấm chỉ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ. Khi các triệu chứng đã hết mẹ vẫn cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ để nấm được diệt hoàn toàn.
- Ngoài ra, khi dùng một số loại thuốc bôi nấm dạng gel mẹ cần chú ý để không làm tắc cổ họng. Với dạng thuốc này, mẹ nên chia tổng liều dùng trong ngày thành liều nhỏ và bôi cho bé.
Trị nấm miệng cho bằng mẹo dân gian
Một số phương pháp trị nấm cho trẻ sơ sinh tại nhà cũng giúp kiểm soát, đẩy mùi nấm miệng. Tuy nhiên các giải pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ mẹ không nên coi đây là phương án điều trị chính.
Rơ lưỡi bằng rau ngót
Rau ngót chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Không chỉ có tác dụng tiêu viêm giải độc mà còn loại bỏ mảng bám trên lưỡi của bé hiệu quả.
- Mẹ chỉ cần rửa sạch rau ngót sau đó nghiền nát rồi lọc lấy nước.
- Dùng gạc thấm nước rau ngót, vệ sinh lưỡi cho bé mỗi ngày 2 lần.
Dùng nước muối sinh lý
Đây là cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh tại nhà cực kỳ đơn giản. Nước muối có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, làm sạch vùng lưỡi cho con.
- Mẹ chỉ cần dùng miếng gạc sạch, tẩm muối sinh lý rồi lau sạch lưỡi cho con.
- Với các bé lớn có thể hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối mỗi ngày 2 lần.
Dùng lá trà xanh
Trong lá trà xanh có nhiều hoạt chất sát khuẩn tự nhiên nên cực kỳ tốt để vệ sinh miệng cho con.
- Rửa sạch một nắm lá trà xanh.
- Đun sôi với nước sạch.
- Đợi nước nguội thì dùng rơ miệng cho bé, mỗi ngày 2 lần.
Cách chăm sóc và phòng ngừa nấm miệng
Nấm miệng rất dễ tái phát vì vậy ngoài việc điều trị mẹ cần chú ý chăm sóc, phòng ngừa cho con. Dưới đây là các biện pháp giúp bệnh nấm miệng nhanh khỏi và không tái lại.
Rơ miệng và lưỡi cho bé đúng cách, thường xuyên
Rơ miệng và lưỡi đúng cách sẽ giúp bé thấy dễ chịu, ít quấy và làm sạch nấm tốt hơn. Theo đó, mẹ cần chú ý thực hiện theo các bước sau:
- Vệ sinh tay thật sạch trước khi rơ miệng cho con.
- Nếu nấm xuất hiện dài trải mẹ nên dơ theo thứ tự hai vùng má trong, toàn bộ phận còn lại của miệng và cuối cùng là lưỡi.
- Nếu nấm xuất hiện nhiều ở một vị trí mẹ cần ưu tiên nơi đó đầu tiên. Sau đó, làm sạch lại khăn, thêm thuốc rồi mới tiến hành vùng khác.
Chế độ dinh dưỡng của con
Trẻ nấm miệng thường gặp khó khăn trong việc ăn uống. Vì vậy xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp cũng là điều mẹ cần quan tâm. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên cho bú mẹ hoàn toàn hoặc dùng thêm sữa công thức. Từ 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn dặm theo nguyên tắc sau.
Các món nên ăn
- Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, dâu tây, đu đủ, kiwi.
- Các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, cải thìa, bông cải xanh, rau bina.
- Sữa chua.
Các món không nên ăn
- Các loại đồ ăn cay nóng vì sẽ làm trầm trọng hơn vết thương.
- Hải sản dễ gây dị ứng, cộng hưởng với sự ngứa ngáy do nấm.
- Đồ ngọt bởi chúng sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển..
Giữ gìn vệ sinh môi trường sống cho bé
Để nấm miệng không tái lại mẹ cần giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh của con.
- Vệ sinh các vật dụng bé thường dùng như đồ chơi, núm ti giả, bình sữa, bình nước,… Thường xuyên trụng nước sôi và phơi nắng để hết vi trùng gây bệnh
- Vệ sinh vùng ngực của mẹ trước và sau khi cho trẻ bú.
- Trước khi vệ sinh miệng hoặc bôi thuốc cho bé mẹ cần rửa tay thật sạch.
- Tránh hôn hoặc tiếp xúc trực tiếp nước bọt với trẻ nếu như bản thân đang bị nhiễm nấm.
Địa chỉ khám chữa nấm miệng cho trẻ sơ sinh
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh không thể tự khỏi. Vì vậy để việc điều trị đạt hiệu quả cao mẹ nên tham khảo những bệnh viện sau.
- Bệnh viện Nhi TW: Khoa tai-mũi họng của Nhi TW là nơi điều trị tất cả bệnh liên quan đến trẻ trong đó bao gồm nấm miệng. Bệnh viện trang bị rất nhiều máy móc hiện đại, là nơi khám chữa uy tín hàng đầu cả nước. Để tránh phải chờ lâu mẹ nên liên hệ đặt lịch trước theo số điện thoại 024 6273 8532.
- Bệnh viện Tai Mũi Họng TW: Tại đây có hẳn một chuyên khoa riêng chuyên về điều trị Tai mũi họng cho trẻ em. Mẹ có thể liên hệ và đặt lịch theo địa chỉ số 78, Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. SĐT: 024 3868 6050
- Bệnh viện Nhi Đồng 1: Tại Hồ Chí Minh mẹ có thể đưa bé tới khám tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Đây là bệnh viện tuyến đầu, có đội ngũ nhân viên y tế với trình độ chuyên môn cao. Bệnh viện ở số 341, phố Sư Vạn Hạnh, Phường 10, quận 10, TPHCM. SĐT: 028 3927 1119
- Bệnh viện Đa Khoa quốc tế Vinmec Đà Nẵng: Nếu đang sinh sống ở khu miền Trung mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện tư Vinmec tại đường 30 tháng 4, khu dân cư số 4 Nguyễn Tri Phương, Hoàng Cường Bắc, Hải Châu. SĐT: 0236 3711 111. Đây là bệnh viện đa khoa quốc tế, được đầu tư nhiều về trang thiết bị cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Câu hỏi thường gặp
Nấm miệng hoàn toàn có thể lây lan qua đường tiếp xúc thân mật như hôn má, hôn môi. Lây từ mẹ sang con do nhiễm nấm âm đạo.
Nấm miệng không thể tự khỏi mà cần phải dùng đến thuốc can thiệp.
Nấm miệng không thể khỏi hoàn toàn mà sẽ tái nhiễm nhiều lần trong suốt cuộc đời của trẻ.
Lời kết
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh phổ biến, có thể gây ra nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách. Do đó, mẹ cần phải hết sức chú ý sức khỏe của con. Kịp thời phát hiện dấu hiệu của bệnh để đưa các bé đi khám. Điều này sẽ giúp ích cho việc trị nấm miệng trở nên hiệu quả, tránh được biến chứng xảy ra.