13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Nội dung chính

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây!

Khi nào thì trẻ được coi là sốt?

Thân nhiệt của trẻ sơ sinh cao hơn người lớn khoảng 0,5 độ C. Tức là nếu thân nhiệt người bình thường là 37 độ thì trẻ sẽ dao động khoảng 37-37,5. Đây là mức nhiệt bình thường chứ không phải sốt như nhiều mẹ nghĩ. Trẻ sơ sinh được coi là sốt khi nhiệt độ cơ thể lớn hơn 37,5. Tình trạng này có thể chia thành các mức như sau.

Trẻ bị sốt khi thân nhiệt tăng cao quá mức
Trẻ bị sốt khi thân nhiệt tăng cao quá mức
  • Sốt nhẹ: Nhiệt độ dao động 37,5- 38,5.
  • Sốt vừa: Nhiệt độ dao động từ 38,5 -39.
  • Sốt cao: Nhiệt độ đạt 39-40.
  • Sốt rất cao: Nhiệt độ vượt 40 độ C.

Để biết chắc chắn trẻ có bị sốt hay không, mẹ cần đo nhiệt độ cơ thể. Các vị trí đo như hậu môn, miệng thường cho kết quả chính xác và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên ở vị trí này mẹ cần vệ sinh thật sạch nhiệt kế. Đồng thời thành thạo cách đo để trẻ không thấy khó chịu.

Nếu ở miệng, tuyệt đối không dùng nhiệt kế thủy ngân vì nếu vỡ sẽ vô cùng nguy hiểm. Các vị trí nách, bẹn thường thấp hơn hậu môn khoảng 0,5 độ C. Vì vậy nếu đo bằng nhiệt kế thủy ngân mẹ nên đảm bảo thời gian tối thiểu khoảng 5-7 phút.

Vì sao phải hạ sốt cho trẻ sơ sinh?

Mặc dù sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nhưng trong đại số số trường hợp nó là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe liên quan. Vì vậy, việc tìm cách hạ sốt nhanh vẫn luôn là điều cần thiết. Mặt khác, khi sốt trẻ thường cảm thấy khó chịu. Nếu hạ sốt đúng mẹ sẽ giúp bé nhanh chóng phục hồi.

Bên cạnh đó, khi bị sốt trẻ dễ phải đối mặt với các triệu chứng nguy hiểm như: run tay chân, co giật, mất ý thức,… Nếu không hạ sốt đúng cách có thể gặp phải biến chứng liên quan.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh không dùng thuốc tại nhà

Với những trường hợp sốt nhẹ phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp giảm sốt tự nhiên mà chưa cần dùng đến thuốc. Dưới đây là 13 cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất tại nhà.

1. Chườm và lau người bằng nước ấm

Một trong những cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ sơ sinh đó là chườm ấm. Nước ấm bốc bơi sẽ làm giãn nở mạch máu để cơ thể bé hạ nhiệt tốt hơn. Thông thường nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30-45 phút sau khi thực hiện biện pháp này. Dưới đây là cách chườm hạ sốt cho trẻ sơ sinh:

Chườm ấm cho trẻ sơ sinh
Chườm ấm cho trẻ sơ sinh
  • Phụ huynh cần dùng 5 chiếc khăn sạch, nhúng vào nước ấm sau đó vắt ráo.
  • Đặt 2 chiếc vào nách, 2 chiếc vào háng.
  • Chiếc còn lại thì lau khắp người cho bé.
  • Thực hiện liên tục đến khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống dưới mức bình thường.

2. Cho bé uống nhiều nước

Sốt khiến cho thân nhiệt của trẻ tăng cao rất dễ mất nước. Do đó, bố mẹ cần phải bù nước cho con bằng cách bổ sung nước lọc, nước dừa, nước ép hoa quả hoặc các loại thức ăn dạng lỏng.

Với các bé đang bú sữa, mẹ nên cho bé bú nhiều lần hơn. Tăng lượng sữa mỗi bữa để bù nước đang bị hao hụt.

3. Mặc quần áo mỏng, thoáng mát

Nhiều mẹ sợ trẻ bị lạnh khi sốt nên đã ủ kín quá mức. Điều này vô tình khiến cho thân nhiệt tăng cao. Bởi lớp vải dày đã ngăn quá trình thân nhiệt giảm xuống. Vì vậy một trong những cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất là mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát hoặc chỉ cho bé mặc áo và tã để tránh hầm bí.

4. Cho trẻ nằm phòng mát

Khi trẻ bị sốt mẹ nên cho bé nằm ở phòng mát. Có thể dùng quạt để tạo cảm giác dễ chịu cho con.

Ngoài ra khoảng thời gian này trẻ cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Khi sốt đa phần các bé sẽ thấy mệt mỏi, đau nhức. Vì vậy con cần nghỉ ngơi đến khi cơn sốt giảm nhẹ, thân nhiệt ổn định.

Để nhiệt độ phòng mát mẻ cho bé dễ chịu
Để nhiệt độ phòng mát mẻ cho bé dễ chịu
Xem thêm: Nhiệt Độ Và Độ Ẩm Phòng Thích Hợp Cho Trẻ Sơ Sinh Luôn Khỏe

5. Dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ

Sử dụng miếng dán hạ sốt cũng là biện pháp hỗ trợ để giảm thân nhiệt cho con. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên áp dụng khi trẻ sốt dưới 38 độ C. Trong miếng dán hạ sốt có thành phần thảo dược tự nhiên, tác dụng làm mát, hạ sốt nhờ cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể khuếch tán ra ngoài.

6. Hạ sốt cho bé bằng lá diếp cá

Hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng lá diếp cá cũng là cách làm được nhiều mẹ bỉm truyền tai. Theo Đông y, rau diếp cá có tính bình, vị chua, tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm. Không chỉ thế loại lá này còn được mệnh danh là “kháng sinh tự nhiên” dùng nhiều trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Vì thế không những giúp bé hạ sốt mà còn phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

  • Diếp cá rửa sạch, ngâm qua nước muối sau đó vớt ra.
  • Đem lá diếp cá đi giã, đắp lên trán bé.
  • Dùng khăn hoặc băng gạc cố định để không bị rơi.
  • Sau 30 phút thì tháo gạc rồi lấy diếp cá ra ngoài.
  • Có thể tiến hành đắp ở trán, nách của bé.

7. Hạ sốt cho bé bằng chanh

Chanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Do đó, hạ sốt bằng chanh được đánh giá cao. Đặc biệt phù hợp với bé sốt trên 38 độ C. Không chỉ thế loại quả này còn nhiều vitamin C, giúp tăng đề kháng, chống cảm lạnh hiệu quả. Dưới đây là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng chanh.

Chanh hạ sốt cho trẻ sơ sinh
Chanh hạ sốt cho trẻ sơ sinh
  • Chanh tươi rửa sạch, thái lát.
  • Đắp chanh lên trán, dọc sống lưng, khuỷu tay, lòng bàn chân.
  • Cố định khăn rồi giữ 15-20 phút.

8. Hạ sốt bằng tinh dầu tràm

Dầu tràm chiết xuất 100% từ tự nhiên không chứa hóa chất nên rất an toàn với trẻ sơ sinh. Không chỉ thế, trong dầu tràm còn có thành phần 1.8 Cineol giúp phòng cảm lạnh, chữa ho, hạ sốt vô cùng hiệu quả.

  • Nhỏ 20 giọt tinh dầu vào chậu nước đã chuẩn bị.
  • Khuấy đều để tinh dầu lan tỏa khắp nước.
  • Dùng khăn thấm nước, vắt bớt rồi lau cho bé.
  • Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát.
  • Đắp khăn ướt có tinh dầu lên trán.
  • Cách này sẽ giúp da trẻ thông thoáng, dễ toát mồ hôi và nhanh hạ nhiệt.

9. Hạ sốt bằng lô hội

Lô hội có chứa gel mát, giúp hạ nhiệt nhanh. Vì thế thường được ứng dụng hạ sốt cho trẻ sơ sinh.

  • Mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 nhánh lô hội, rửa sạch, để ráo.
  • Gọt vỏ bên ngoài, lấy gel bên trong.
  • Đắp gel lên trán, bàn tay, lưng, nách, bàn chân.
  • Massage nhẹ nhàng để giúp làm mát cho cơ thể bé.

10. Lá tía tô

Hạ sốt bằng lá tía tô có lẽ là một trong những cách được các mẹ bỉm áp dụng rất nhiều. Lá tía tô có chứa rất nhiều tinh dầu, hỗ trợ giảm đau, giải độc hiệu quả. Không chỉ thế, loại lá này còn giúp tăng tiết mồ hôi, giãn mạch ngoài da. Từ đó đào thải độc tố để hạ sốt nhanh.

Lá tía tô có tác dụng hạ sốt rất tốt
Lá tía tô có tác dụng hạ sốt rất tốt
  • Mẹ chỉ cần lấy 10 lá tía tô, rửa sạch.
  • Giã lấy nước uống và cho trẻ bú.
  • Cách làm này đặc biệt hữu hiệu với trẻ bị sốt sau tiêm phòng. Do đó, trước khi đưa bé đi chích mẹ hãy thực hiện để phòng cơn sốt cho con.

11. Bổ sung vitamin C và kẽm

Nước cam và các loại quả trái cây giàu vitamin C là thức ăn tốt, giúp bé tăng sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó với bé trên 6 tháng tuổi mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm như sau: Bưởi, quýt, nho, dưa hấu, thanh long,…

Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm kẽm từ thịt bò, hải sản, trứng gà, củ cải,…. Điều này cũng sẽ giúp tăng đề kháng, giảm thời gian bị bệnh và tăng phục hồi cho trẻ.

Xem thêm: Có nên uống kẽm và vitamin C cùng lúc?

12. Bổ sung canxi

Canxi có thể hỗ trợ làm giảm thời gian bị bệnh. Do đó với trẻ bị sốt mẹ nên tăng cường sử dụng thực phẩm chứa hoạt chất này. Hãy bổ sung canxi cho bé qua khẩu phần ăn bằng cách dùng cá, rau có màu xanh đậm, yến mạch,…

Dùng thuốc cho trẻ sơ sinh khi bị sốt cao

Như đã nói ở trên, sốt là phản ứng có lợi của cơ thể. Do đó bố mẹ không cần lo lắng, tránh lạm dụng thuốc, ảnh hưởng sức khỏe của con. Tuy nhiên với những trường hợp nặng, trẻ sốt cao trên 38,5 việc dùng thuốc là cần thiết để tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh.

Dùng thuốc cho bé khi bị sốt cao
Dùng thuốc cho bé khi bị sốt cao

Cách dùng thuốc hạ sốt

Tùy vào mỗi loại thuốc mà cách sử dụng cho trẻ sơ sinh sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:

Đối với Paracetamol

Paracetamol là thuốc hạ sốt an toàn, hiệu quả cho trẻ sơ sinh được hầu hết bác sĩ nhi khoa khuyên dùng. Thuốc thường có tác dụng sau 30 phút với hiệu quả kéo dài khoảng 4-6h. Với những trường hợp suy thận, khoảng cách giữa 2 liều dùng ít nhất nên là 8 giờ.

Thuốc được dùng dưới hai đường chính là uống và đặt hậu môn. Với đường uống mẹ nên sử dụng với liều 10-15mg/ kg. Liều dùng với đường đặt hậu môn là 10-20mg/ kg. liều. Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng Paracetamol quá 5 lần và không quá 75mg/ kg trong vòng 24h. Mẹ có thể tham khảo bảng liều dùng sau để dùng cho bé.

  • Đường uống:
Tuổi trẻLiều dùngKhoảng cách nhắc lại liều nếu cầnChú ý
1 – 3 tháng tuổi30-60 mg8 giờ 
3 – 6 tháng tuổi30-60 mg4 – 6 giờTối đa 4 liều/24 giờ
6 tháng – 2 tuổi120 mg4 – 6 giờTối đa 4 liều/24 giờ
2 – 6 tuổi180 mg -240mg4 – 6 giờTối đa 4 liều/24 giờ
6 – 10 tuổi240 – 375 mg4 – 6 giờTối đa 4 liều/24 giờ
10 – 12 tuổi480 – 500 mg4 – 6 giờTối đa 4 liều/24 giờ
  • Đường đặt trực tràng:
Tuổi trẻLiều dùngKhoảng cách nhắc lại liều nếu cầnChú ý
1 – 3 tháng tuổi30-60 mg8 giờ 
3 tháng – 1 tuổi60 – 125 mg6 giờTối đa 4 liều/24 giờ
1 – 5 tuổi125 – 250 mg6 giờTối đa 4 liều/24 giờ
5 – 12 tuổi250 – 500 mg6 giờTối đa 4 liều/24 giờ

Đối với Ibuprofen

Là thuốc có tác hạ sốt mạnh, kéo dài thời gian so với Paracetamol. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ nên phải tuân theo chỉ định và có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ điều trị.

Ibuprofen được dùng cho trẻ với liều là 7-10mg/ kg. Thuốc chống chỉ định với trường hợp sau:

  • Loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
  • Nghi ngờ sốt xuất huyết.
  • Có tiền sử dị ứng.
  • Trẻ bị hen suyễn, viêm phế quản co thắt, mắc bệnh tim mạch,….
  • Hạn chế dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Dưới đây là bảng liều dùng phù hợp với bé.

Liều dùng siro Ibuprofen cho trẻ em:

TuổiLiều lượngSố lần sử dụng
3 đến 5 tháng tuổi2,5mlTối đa 3 lần trong 24 giờ
6 đến 11 tháng tuổi2,5mlTối đa 3 – 4 lần trong 24 giờ
1 đến 3 tuổi5mlTối đa 3 lần trong 24 giờ
4 đến 6 tuổi7,5mlTối đa 3 lần trong 24 giờ
7 đến 9 tuổi10mlTối đa 3 lần trong 24 giờ
10 đến 11 tuổi15mlTối đa 3 lần trong 24 giờ
12 đến 17 tuổi15ml đến 20mlTối đa 3 – 4 lần trong 24 giờ

Liều dùng viên nén Ibuprofen cho trẻ em:

TuổiLiều lượngSố lần
7 đến 9 tuổi200mgTối đa 3 lần trong 24 giờ
10 đến 11 tuổi200mg đến 300mgTối đa 3 lần trong 24 giờ
12 đến 17 tuổi200mg đến 400mgTối đa 3 lần trong 24 giờ

Ngoài liều dùng thì thời gian uống cũng là vấn đề mà các mẹ bỉm quan tâm. Vậy trẻ sơ sinh cách mấy tiếng uống hạ sốt một lần. Với Paracetamol thời gian giữa 2 lần uống là 4-6 tiếng. Với Ibuprofen mẹ nên cho bé dùng lại sau khoảng 6-8 giờ hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý khi dùng thuốc sốt cho trẻ sơ sinh

Mặc dù dùng thuốc có thể làm giảm khó chịu cho bé nhưng mẹ vẫn cần lưu ý những điều dưới đây.

Nếu trẻ uống thuốc mà không cải thiện thì đưa đi khám
Nếu trẻ uống thuốc mà không cải thiện thì đưa đi khám
  • Thuốc hạ sốt chỉ sử dụng cho những trường hợp cần thiết.
  • Khi các triệu chứng khó chịu biến mất, mẹ cần ngưng thuốc cho con.
  • Bố mẹ không nên sử dụng acetaminophen và ibuprofen như một cách hạ sốt nhanh. Bởi điều này sẽ làm tăng nguy cơ dùng sai liều thuốc, dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
  • Tuyệt đối không dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ sơ sinh. Trong danh sách thuốc hạ sốt cho trẻ dưới 18 tuổi chưa bao giờ xuất hiện các tên này.
  • Khi trẻ sốt quá cao, không cắt cơn sốt khi đã dùng thuốc mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Cần làm gì khi trẻ bị sốt cao co giật?

Trẻ sốt quá cao có thể dẫn đến co giật. Tình trạng này thường gặp nhất là các bé từ 6-18 tháng tuổi. Cơn co giật xảy ra dưới 5 phút sau đó trẻ lại tỉnh táo. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý sốt cao co giật có thể dẫn đến các biến chứng như ngạt thở, thiếu oxy lên não, não tổn thương. Vì vậy khi trẻ sốt cao co giật, mẹ hãy làm những việc dưới đây.

  • Đặt trẻ nằm nghiêng để cho đờm, nhớt chảy hết ra ngoài, tránh làm tắc thở.
  • Tiến hành hút đờm nếu trẻ có nhiều.
  • Dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn.
  • Cởi bỏ quần áo hạ thân nhiệt.
  • Dùng khăn ấm lau người.
  • Đặt khăn mềm hoặc gạc sạch giữa hai hàm răng để tránh trẻ cắn vào lưỡi.
  • Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.

Khi nào trẻ nhỏ bị sốt cần đến bệnh viện?

Nếu trẻ sốt nhẹ mẹ có thể tự xử lý tại nhà. Tuy nhiên khi trẻ có các dấu hiệu dưới đây mẹ cần nhanh chóng đưa con tới viện kiểm tra.

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Sốt cao trên 39,5 độ.
  • Sốt cao kèm quấy khóc ba mẹ không dỗ được.
  • Sốt cao kèm biểu hiện vật vã, li bì, khó đánh thức.
  • Sốt cao kèm phát ban.
  • Sốt cao kèm khó thở.
  • Sốt cao và bỏ ăn lâu ngày.
  • Sốt cao đồng thời nôn trớ mọi thứ ăn.
  • Trẻ sốt cao và đi tiểu ra máu.
  • Trẻ sốt cao kèm theo co giật.
  • Mẹ đã dùng thuốc mà không đỡ sốt.
  • Tình trạng sốt cao kéo dài hơn 3 ngày.
  • Trẻ bị sốt cao tái đi tái lại.

Sai lầm mà mẹ hay mắc khi hạ sốt cho con

Những sai lầm mà bố mẹ hay mắc có thể khiến bệnh của trẻ nặng hơn. Vì vậy ngoài việc bỏ túi các cách hạ sốt ở trên mẹ còn cần phải lưu ý những sai lầm này.

Chườm lạnh để hạ sốt

Không chườm lạnh cho bé khi sốt
Không chườm lạnh cho bé khi sốt

WHO không khuyến khích hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm lạnh. Biện pháp này có thể khiến lỗ chân lông co lại, thân nhiệt không thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, việc chườm đá còn có thể khiến bé bị bỏng lạnh và suy hô hấp. Vì vậy, thay vì chườm đá, mẹ nên chườm ấm cho con bằng cách dùng khăn nhúng nước 37-40 độ C. Vắt bớt rồi đắp vào nách, bẹn, trán để nhanh thoát nhiệt.

Đắp chăn khi trẻ sốt cao

Sốt cao gây ra tình trạng rét run, tay chân lạnh ngắt. Vì vậy nhiều mẹ hay có thói quen đắp chăn, ủ ấm cho bé mà không biết rằng điều này cực kỳ nguy hiểm. Cảm giác rét run lúc này là do hiện tượng co mạch ngoại vi, còn nhiệt độ trong cơ thể vẫn lên 40-41 độ C.

Vì vậy, ủ ấm khi sốt sẽ khiến thân nhiệt không thoát ra ngoài. Thúc đẩy nhiệt độ tăng cao. Đến khi đỉnh điểm, trẻ sẽ co giật, tím tái.

Không kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế

Nhiều mẹ không có thói quen dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ. Thay vào đó, các mẹ thường áp tay lên trán của bé và cho con uống thuốc nếu bé nóng hơn bình thường. Điều này tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ vì những tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra.

Thói quen dùng tay kiểm tra nhiệt độ
Thói quen dùng tay kiểm tra nhiệt độ

Hạ sốt nhanh bằng cách kết hợp nhiều thuốc hạ sốt

Đây là tâm lý chung của nhiều ông bố bà mẹ. Vì muốn con hạ sốt nhanh mà kết hợp nhiều thuốc hạ sốt với nhau vừa uống, vừa đặt hậu môn,… Tuy nhiên, điều này lại là sai lầm tai hại. Việc cố gắng hạ thân nhiệt xuống nhanh có thể gây ra nguy hiểm cho bé.

Câu hỏi thường gặp

Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt?

Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C. Trường hợp đặc biệt phải có hướng dẫn từ phía bác sĩ.

Trẻ sơ sinh dùng thuốc hạ sốt gì?

Thuốc hạ sốt an toàn nhất cho trẻ sơ sinh là Paracetamol. Trong trường hợp nặng bác sĩ có thể chỉ định dùng Ibuprofen.

Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì dán hạ sốt?

Miếng dạ hạ sốt chỉ có tác dụng hạ nhiệt trong khoảng thời gian nhất định. Vì vậy chỉ nên sử dụng khi trẻ sốt dưới 38 độ C.

Miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh dán trong bao lâu?

Thời gian sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh có thể là 2-3 h hoặc 3-4 h tùy thuộc vào sản phẩm mẹ dùng. Vì vậy nhớ đọc hướng dẫn sử dụng in trên bao bì của nhà sản xuất.

Trẻ sơ sinh uống thuốc hạ sốt bao lâu thì hạ sốt?

Thông thường các loại thuốc sốt sẽ có tác dụng sau 30 phút và kéo dài đến 2h sau khi uống.

Lá gì hạ sốt cho trẻ sơ sinh?

Một số loại lá có tác dụng hạ sốt cho trẻ như diếp cá, lá bỏng, ngải cứu, lô hội, tía tô,… Tuy nhiên mẹ chỉ nên dùng khi bé sốt nhẹ. Với trường hợp sốt cao nên cho uống thuốc hoặc gặp bác sĩ.

Lời kết

Sốt ở trẻ do nhiều nguyên nhân và không phải trẻ nào cũng giống trẻ nào. Vì vậy nếu đã áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh ở trên mà không có sự thuyên giảm bố mẹ nên đưa bé đến viện kiểm tra. Thông qua xét nghiệm bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn cách làm hiệu quả.

Nên đọc thêm

nhiệt độ và độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh

Nhiệt độ và độ ẩm phòng thích hợp cho trẻ sơ sinh luôn khỏe

Nhiệt độ và độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh đến nay vẫn là câu chuyện còn nhiều tranh cãi. Đặc biệt là với những người lớn tuổi, họ luôn cho rằng trẻ sơ sinh kém chịu lạnh hơn người trưởng thành. Vì vậy, lúc nào cũng cần đắp chăn, đội mũ cho trẻ mà

nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, dấu hiệu, cách trị

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh phổ biến. Chúng thường xuất hiện khi hệ miễn dịch cũng như đề kháng của trẻ chưa được hoàn thiện. Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến bé khó chịu, bỏ bú mà còn gây ho, tiêu chảy thậm chí viêm phế quản,… Vậy mẹ biết