Cách làm khô rốn cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà từ A-Z

Nội dung chính

Rốn lâu khô là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bài viết dưới đây, Smartbibi sẽ hướng dẫn mẹ cách làm khô rốn cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà.

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì khô hẳn?

Trẻ sơ sinh rụng rốn bao lâu thì khô? Rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng vào khoảng thời gian từ 8-10 ngày đầu sau sinh và liền hẳn vào ngày 15. Tuy nhiên, một số trẻ có thể rụng sớm hoặc muộn tùy thuộc cơ địa cũng như cách mẹ chăm sóc.

Rốn trẻ sơ sinh thường khô sau 1-2 tuần
Rốn trẻ sơ sinh thường khô sau 1-2 tuần

Có những trường hợp trẻ rụng dây rốn sau sinh 2 tuần. Trường hợp này vẫn được coi là bình thường nếu như rốn bé không có dấu hiệu nhiễm trùng. Vì vậy, cho đến khi dây rốn khô, mẹ nên giữ khu vực này sạch sẽ. Trường hợp có các dấu hiệu như sau, mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ:

  • Có máu ở đầu dây rốn
  • Chất dịch màu trắng hoặc vàng chảy ra
  • Xung quanh dây rốn sưng đỏ
  • Trẻ khóc khi mẹ chạm vào dây rốn

Tại sao rốn trẻ sơ sinh lâu khô?

Chăm sóc thiên thần nhỏ những tuần đầu, một trong những điều mẹ cần quan tâm đó là vệ sinh dây rốn. Việc vệ sinh sai cách có thể dẫn đến nhiễm trùng, ảnh hưởng sức khỏe thậm chí đe dọa tính mạng của con. Dưới đây là những lý do khiến rốn của trẻ sơ sinh lâu khô.

Nhiễm nấm Candida

Là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến rốn của trẻ sơ sinh bị ướt kèm theo mùi hôi khó chịu. Khi nhiễm nấm, trẻ sẽ có các triệu chứng như ngứa, đau, nóng rát vùng bụng. Nấm Candida có khả năng phát triển trong môi trường ẩm vì vậy khi lượng nấm nhiều bé sẽ có thể nhiễm trùng.

Viêm rốn

Ở trẻ rụng rốn lâu khô nguy cơ viêm rốn có thể xảy ra. Để chắc chắn mẹ hãy kiểm tra dấu hiệu điển hình như sau: Xuất hiện dịch vàng, vùng rốn phù nề, trẻ sốt, quấy khóc. Với các trường hợp viêm rốn nhẹ mẹ có thể vệ sinh tại nhà bằng cồn hoặc nước muối. Tuy nhiên nếu bé sốt cao, bỏ ăn thì cần đi gặp bác sĩ.

Nhiễm khuẩn rốn

Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến rốn của trẻ lâu khô khi rụng. Mẹ có thể nhận biết tình trạng này thông qua những triệu chứng như chảy mủ, sưng đỏ, tiết dịch,… Một số trường hợp có thể sẽ có mùi hôi khó chịu.

Trẻ bị nhiễm khuẩn rốn thường sẽ lâu khô
Trẻ bị nhiễm khuẩn rốn thường sẽ lâu khô

Viêm mạch máu quanh rốn

Mạch máu quanh rốn bị viêm cũng là lý do khiến rốn trẻ ướt và lâu khô hơn. Tình trạng này nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây viêm nhiễm nặng, đe dọa tính mạng của con.

Tham khảo thêm:

👉 Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường

👉 Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô cần chăm sóc thế nào?

👉 Rốn trẻ sơ sinh 1 tháng chưa khô có sao không?

Cách làm cho rốn trẻ sơ sinh nhanh khô

Làm sao để rốn trẻ sơ sinh nhanh khô là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm. Theo chuyên gia để rốn của bé nhanh lành mẹ nên áp dụng những biện pháp sau:

Giữ gốc rốn luôn sạch

Sau khi chào đời, dây rốn của bé sẽ được kẹp lại để giữ cuống rốn sạch sẽ. Nếu kẹp bị rơi mẹ cần chú ý vệ sinh dây rốn ít nhất 1 lần/ ngày bằng cách dùng khăn bông mềm, nhẹ nhàng lau quanh vùng rốn của bé.

Lưu ý không dùng cồn hoặc xà phòng để vệ sinh khu vực này vì nó có thể khiến da kích ứng.

Cẩn thận khi tắm cho bé

Làm thế nào để rốn trẻ sơ sinh nhanh khô? Theo chuyên gia khi rốn của trẻ chưa rụng mẹ nên cẩn thận khi tắm. Việc tắm rửa không gây hại gì cho rốn miễn là mẹ giữ cho khu vực này khô ráo, tránh tiếp xúc với nước nhiều.

Nếu cuống rốn bị ướt, hãy dùng khăn khô để lau. Trường hợp cuống rốn bị bẩn khi bé đi tiêu mẹ hãy làm sạch bằng nước, vệ sinh nước muối sinh lý và lau khô.

Lau khô rốn cho trẻ sau khi tắm xong
Lau khô rốn cho trẻ sau khi tắm xong

Cẩn thận khi mặc quần áo

Cách để rốn trẻ sơ sinh nhanh khô đó là lựa chọn trang phục phù hợp. Theo chuyên gia, khi rốn chưa khô mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc bó sát khiến con khó chịu.

Thay tã đúng cách

Làm gì để rốn trẻ sơ sinh nhanh khô? Mẹ hãy cẩn thận khi phải thay tã cho con. Đa phần các loại bỉm của trẻ sơ sinh đều mặc đến eo. Tuy nhiên nếu mặc như thế rốn con sẽ bị cọ xát, tổn thương. Vì vậy mẹ hãy gấp phần tã xuống thấp hơn một chút cho con.

Để rốn được thở

Cách làm khô rốn cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất là để rốn được “thở”. Tuyệt đối không dùng băng gạc để quấn rốn lại vì điều này sẽ tạo điều kiện làm ổ cho vi khuẩn, ngăn cản quá trình làm lành của rốn nhất là trong điều kiện nóng ẩm.

Không tự ý bôi gì lên rốn

Bôi gì cho rốn trẻ sơ sinh nhanh khô là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo chuyên gia, nếu trẻ sơ sinh không bị nhiễm trùng rốn mẹ tuyệt đối không được bôi gì. Sau khi tắm chỉ cần làm khô vùng rốn bằng bông gạc sạch, để khô tự nhiên.

Trường hợp rốn trẻ nhiễm trùng mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh vùng này. Ngoài ra có thể dùng dung dịch Milian hoặc Eosin để bôi 4 lần/ ngày. Không tự ý sử dụng các chất thảo dược tự nhiên bởi vì có thể sẽ làm rốn bé nhiễm khuẩn.

Để rốn rụng tự nhiên

Nếu qua thời gian mà bé vẫn chưa rụng rốn thì mẹ cũng đừng lo lắng. Đôi khi, cuống rốn sẽ rụng trễ hơn thời gian lý tưởng khoảng 1-2 ngày. Trường hợp này mẹ vẫn nên chờ để rụng tự nhiên. Nếu cuống rốn có dấu hiệu bất thường như chảy máu, nước vàng mẹ nên đưa bé đi khám.

Một lưu ý nữa là sau khi cuống rốn đã rụng mẹ sẽ thấy lỗ rốn của con mẩn đỏ, chảy máu. Điều này hoàn toàn bình thường mẹ nhé, lỗ rốn sẽ lành lại trong vòng 2 tuần.

Đợi rốn khô và rụng tự nhiên
Đợi rốn khô và rụng tự nhiên

Mẹ nên làm gì với cuống rốn khô của trẻ sơ sinh?

Dây rốn của trẻ sơ sinh sau rụng thường được các mẹ giữ lại với mong muốn con mình lớn lên sáng dạ, thông minh. Dưới đây là một số cách mà mẹ có thể lưu giữ bộ phận này:

  • Cất cuống rốn trong lọ để đầu giường: Sau khi cuống rốn rụng mẹ đem phơi chỗ cao ráo cho khô rồi đem bỏ vào chiếc lọ thủy tinh treo ở đầu giường
  • Chôn trong vườn: Mẹo dân gian cho rằng khi trẻ rụng rốn nếu chôn cùng với nhau thai hoặc cuống rốn của các anh chị em ruột trong vườn sẽ giúp tình cảm gia đình thắm thiết
  • Treo cuống rốn trước gương: Mẹ cũng có thể treo cuống rốn của trẻ sơ sinh trước gương hoặc bóng đèn để con thông minh, sáng dạ

Rốn trẻ lâu khô khi nào cần gọi bác sĩ?

Trường hợp áp dụng các biện pháp trên mà rốn của trẻ vẫn không khô mẹ nên theo dõi cẩn thận. Trường hợp có các dấu hiệu sau mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ:

  • Mủ xanh hoặc vàng quanh cuống rốn
  • Cuống rốn có mùi hôi
  • Vùng da quanh rốn đỏ, sưng
  • Trẻ quấy khóc dữ dội
  • Sốt cao, bỏ ăn

TỔNG KẾT

Bài viết trên đây đã hướng dẫn mẹ cách làm khô rốn cho trẻ sơ sinh. Tùy vào cơ địa và cách chăm sóc của mẹ mà thời gian khô rốn của bé khác nhau. Trường hợp cuống rốn lâu khô kèm theo bất thường mẹ nên đưa bé đi khám.

Nên đọc thêm

Trẻ còi xương: Biểu hiện, nguyên nhân, cách khắc phục

Còi xương là một bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi khiến xương trẻ mềm yếu, dẫn đến phát triển chậm cả về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, đây là bệnh dễ điều trị, khắc phục nếu phát hiện sớm triệu chứng nên mẹ không cần quá lo

Trẻ chậm mọc răng: Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý

Chậm mọc răng ở trẻ và vấn đề lo lắng của nhiều phụ huynh. Vậy thế nào được coi là chậm mọc răng và cần làm gì khi trẻ chậm mọc răng? Mẹ hãy tham khảo những chia sẻ từ chuyên gia Smartbibi nhé! Thế nào được coi là trẻ chậm mọc răng? Thông thường