Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là cụm từ được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Vậy mẹ đã biết rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì khô? Tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách làm hiệu quả.
Xem thêm:
👉 Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường
👉 Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô cần chăm sóc thế nào?
👉 Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì khô?
👉 Cách làm khô rốn cho trẻ sơ sinh
Rốn trẻ sơ sinh có đặc điểm gì?
Trước khi tìm hiểu rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì khô, mẹ cần hiểu rõ vai trò cũng như cấu tạo của bộ phận này. Theo đó, dây rốn là “sợi” liên kết giữa mẹ và bé khi còn trong bụng với chức năng chính là vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ tới máu thai nhi. Một chiếc dây rốn bình thường sẽ gồm:
- 1 tĩnh mạch: Mạch máu mang chất dinh dưỡng cho thai nhi
- 2 động mạch: Mạch máu mang các chất độc hại từ thai nhi để thải ra ngoài
Ngoài chất dinh dưỡng và oxy, trong 3 tháng cuối thai kỳ dây rốn còn vận chuyển kháng thể từ mẹ sang con. Những kháng thể này có thể giúp bé tăng cường miễn dịch, hạn chế nhiễm trùng trong 3 tháng đầu.
Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh rụng rốn bao lâu thì khô, tìm hiểu quá trình rốn rụng mẹ sẽ có được đáp án. Theo đó, sau khi chào đời bác sĩ tiến hành cắt bỏ dây rốn cho trẻ bằng cách kẹp chặt cuống rốn cách gốc 3-4 cm. Đầu kia đặt kẹp gần phía nhau thai sau đó tiến hành cắt bỏ đoạn giữa, giữ lại 2-3cm gốc rốn. Sau khoảng 5-8 ngày rốn trẻ sẽ rụng. Tuy vậy một số bé có thể rụng rốn sớm hoặc muộn. Điều này còn phải tùy thuộc vào cơ địa cũng như biện pháp chăm sóc, vệ sinh của mẹ. Vì vậy, có bé 2 tuần sau sinh mới rụng cuống rốn. Trường hợp này vẫn được coi là bình thường nếu như rốn khô, sạch, không có dấu hiệu nhiễm trùng.
Ngược lại nếu rốn trẻ sơ sinh lâu khô, kèm theo dấu hiệu rỉ dịch, ra máu, có mùi thì mẹ cần đưa bé tới viện kiểm tra.
Rốn trẻ sơ sinh rụng bao nhiêu ngày thì khô?
Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì khô là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo chuyên gia, sau khi rốn rụng thường sẽ mất khoảng 7-10 ngày để khô. Đến khi rốn rụng và khô hoàn toàn thì mẹ cần phải chăm sóc và giữ rốn khô tự nhiên, tránh bị nhiễm trùng, viêm nhiễm.
Trường hợp rốn trẻ lâu khô, mẹ nhớ kiểm tra thường xuyên, kịp thời đưa bé đi khám nếu có dấu hiệu như sau:
- Máu ở đầu dây rốn
- Chất dịch màu trắng hoặc vàng chảy ra
- Vùng rốn sưng, tấy đỏ
- Trẻ khóc khi mẹ chạm vào vùng rốn
Rốn trẻ sơ sinh lâu khô có nguy hiểm không?
Sau khi dây rốn rụng, trẻ sẽ mất khoảng vài ngày để khô. Vì vậy mẹ không cần quá lo lắng nếu như bé không có các dấu hiệu nhiễm trùng. Trường hợp rốn bé lâu khô kèm theo mủ vàng, mùi hôi thì cần thận trọng. Bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe dưới đây.
- Bé có mủ rốn: Tình trạng rốn chảy mủ, có mùi là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị viêm. Với những trường hợp viêm nhẹ mẹ có thể chăm sóc tại nhà với oxy già hoặc muối sinh lý. Nhưng nếu bé có dấu hiệu mệt mỏi, bỏ bú thì cần đưa con tới gặp bác sĩ.
- Bị u hạt rốn: Rốn của trẻ lâu khô rất có thể đã bị u hạt rốn. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này không quá rõ ràng. Tuy nhiên nếu thấy mủ vàng chảy ra mẹ cần theo dõi kỹ kể cả khi bé không sốt.
- Uốn ván rốn: Uốn ván cũng là lý do khiến rốn của trẻ lâu khô. Trường hợp vuốt nhẹ mỏm ức xuống có mủ chảy ra thì rất có thể con đã bị viêm tĩnh mạch
- Viêm mạch máu rốn: Tương tự như uốn ván, trẻ bị viêm mạch máu cuống rốn cũng sẽ lâu khô bởi phần dịch vàng ứ đọng bên trong. Mẹ có thể dùng tay vuốt nhẹ trên trụng theo chiều xương mu để kiểm tra. Nếu có mủ chảy ra thì cần nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ.
Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh để nhanh khô
Để rốn của trẻ sơ sinh nhanh khô mẹ nên bỏ túi cách chăm sóc sau:
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh trước khi rụng
Theo bác sĩ chuyên khoa, khi rốn của trẻ chưa rụng mẹ cần chăm sóc vệ sinh thường xuyên tránh để nhiễm trùng.
Ngoài ra để rốn nhanh khô mẹ không được bôi bất cứ thứ gì khi chưa có sự chỉ định của các bác sĩ. Vùng rốn của bé cần được giữ thoáng, không để đọng nước hoặc ngâm nước quá lâu. Điều này có thể sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến rốn lâu rụng.
Khi vệ sinh cuống rốn cho bé, mẹ cần lưu ý không dùng xà phòng hoặc cồn 70 độ. Nếu rốn của bé có dịch hoặc rỉ máu thì dùng tắm bông thấm nhẹ. Tuyệt đối không bứt cuống rốn dù đã sắp rụng. Việc tự động bứt có thể khiến bé chảy máu, nhiễm trùng.
Mẹ nên để rốn thoáng khí, kéo tã quần thấp hơn dưới rốn. Khi tắm cho bé mẹ nên tắm nhanh, không để ngâm lâu trong bồn. Khi tắm xong rốn cần lau khô và không sử dụng băng gạc quấn vào.
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau rụng để nhanh khô
Trẻ rụng rốn xong có cần chăm sóc? Khi cuống rốn rụng mẹ vẫn cần phải tiếp tục chăm sóc. Bởi sau khoảng 7-10 ngày rốn trẻ mới khô hoàn toàn.
- Theo đó, mẹ nên sử dụng khăn mềm thấm nước lau nhẹ phần dịch hoặc các chất bẩn trong rốn của con
- Mẹ nên lựa chọn quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Tã đặt dưới rốn để tránh nhiễm bẩn từ nước tiểu và phân
- Khi vệ sinh rốn cho trẻ, bố mẹ cần phải sát khuẩn tay, chân tránh để vi khuẩn xâm nhập tấn công gây viêm nhiễm rốn của bé
- Nếu vùng chân rốn có mủ mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn kỹ hơn
Lưu ý “vàng” giúp rốn của trẻ nhanh khô
Thông thường tình trạng nhiễm trùng ít khi xảy ra khi rốn của trẻ đã rụng. Nếu có thì trường hợp này rất nhỏ, chỉ khoảng 1/200 trường hợp. Tuy nhiên theo các chuyên gia, dù ít hay nhiều mẹ cũng cần phải theo dõi để xử trí sớm.
Nếu sau 3 tuần rốn vẫn chưa rụng và khô. Đồng thời có thêm triệu chứng bất thường như chảy mủ, có mùi hôi, rốn sưng đỏ, phù nề, trẻ sốt cao, quấy khóc,… mẹ cần đưa bé khám ngay. Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị.
Tổng kết
Trên đây là đáp án của câu hỏi rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì khô. Tùy vào cách thức chăm sóc cũng như vệ sinh của mẹ mà rốn trẻ sẽ có thời gian lành khác nhau. Thông thường sau 7-10 ngày trẻ sẽ khô và rụng rốn hoàn toàn.