Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh: Tác dụng, cách dùng

Nội dung chính

Nước muối sinh lý là loại dung dịch vệ sinh mắt, mũi quen thuộc của trẻ sơ sinh. Thế nhưng việc dùng thế nào, tác dụng ra sao thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây, Smartbibi sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nước muối sinh lý là gì? 

Nước muối sinh lý hay còn gọi là nước muối đẳng trương, là loại dung dịch quen thuộc của nhiều gia đình. Hỗn dịch này gồm hai phần chính là nước và muối natri clorua, với nồng độ chính xác là 0,9%. Sở dĩ có tên là “nước muối sinh lý” bởi vì áp suất thẩm thấu của nó gần giống với dịch cơ thể.

Để cho ra đời một lọ nước muối sinh lý đạt chuẩn quá trình sản xuất phải qua nhiều khâu kiểm tra. Đảm bảo nguyên liệu muối đầu vào sạch sẽ, khu vực pha chế chống khuẩn, cân đo đong đếm chính xác.

nuốc muối cho trẻ sơ sinh
Nước muối sinh lý có nhiều tác dụng với trẻ sơ sinh

Tác dụng của nước muối sinh lý với trẻ sơ sinh

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh là dung dịch an toàn, phù hợp với mọi lứa tuổi. Dưới đây là những tác dụng mà loại nước này mang đến cho bé

  • Chăm sóc mũi: Công dụng đầu tiên phải kể đến của nước muối sinh lý là vệ sinh mũi cho bé. Trong những trường hợp trẻ bị cảm, nghẹt mũi loại nước này sẽ có tác dụng loại bỏ chất nhầy, làm thông đường thở để bé cảm thấy dễ chịu
  • Chăm sóc mắt: Ít ai biết rằng, trong những ngày đầu sau sinh trẻ sơ sinh thường dễ đổ ghèn và chảy nước mắt. Nếu không vệ sinh cẩn thận bé sẽ có thể viêm kết mạc. Lúc này nước muối sinh lý sẽ đóng vai trò là “chất dẫn” giúp rửa trôi mầm bệnh, đẩy ghèn ra ngoài và làm dịu lại bề mặt nhãn cầu
  • Chăm sóc tai: Với trẻ sơ sinh mẹ cũng có thể dùng nước muối sinh lý đổ ra bông rồi lau nhẹ nhàng ngóc ngách của tai
  • Vệ sinh lưỡi: Nước muối sinh lý rất an toàn với trẻ sơ sinh. Do đó sau khi bé ăn mẹ có thể dùng hỗn dịch này để vệ sinh khoang miệng, rơ lưỡi nhằm loại bỏ chất cặn còn bám trong miệng. Hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng viêm lợi, nấm lưỡi,…
  • Vệ sinh cuống rốn: Đối với trẻ sơ sinh, vệ sinh cuống rốn là điều rất quan trọng để không ảnh hưởng sức khỏe về sau. Vì thế, nếu thấy cuống rốn của bé nhiễm trùng, có mủ mẹ hãy thấm khô bôi thuốc sát trùng hoặc dùng nước muối để giúp cuống rốn khô hiệu quả.

Tác dụng phụ khi lạm dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Dung dịch nước muối cho trẻ sơ sinh dễ kiếm nên mẹ có thể tìm mua tại bất kỳ tiệm thuốc nào. Tuy nhiên, việc lạm dụng hỗn dịch này có thể khiến bé gặp hiểm họa sau:

tác dụng phụ của nước muối sinh lý
Nhỏ nước muối sinh lý nhiều sẽ làm niêm mạc mũi của bé tổn thương
  • Chức năng niêm mạc mũi suy giảm, mất khả năng bài tiết chất nhầy khiến luồng không khí hít vào không được làm sạch và tiêu diệt hết vi khuẩn
  • Ngoài ra, việc vệ sinh mũi, mắt cho trẻ sai cách có thể làm nhiễm trùng, đưa vi khuẩn lấn sâu vào cơ thể
  • Không chỉ thế, sau một thời gian rửa mũi họng liên tục việc dừng đột ngột sẽ làm niêm mạc mất đi độ ẩm, khô rát, kích ứng, tạo môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi

Theo các chuyên gia, vai trò của nước muối sinh lý với trẻ sơ sinh chỉ thực sự phát huy trong những trường hợp trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp trên như cảm cúm, viêm nhiễm, hoặc mũi họng bị nhiễm trùng. Khi đó chất nhầy đục, quánh khó thoát ra ngoài làm tắc đường thở gây khò khè, ho đờm, nóng sốt. Việc rửa mũi họng đúng cách sẽ giúp đẩy trôi chất bẩn, diệt trừ vi khuẩn để bé thở tốt.

Hướng dẫn cách dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Tùy vào từng trường hợp mà mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh theo những cách sau.

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé

Với những trường hợp sổ mũi, viêm mũi, khò khè nước muối sẽ có tác dụng rửa trôi bụi bẩn, chất nhầy để bé cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên mẹ cần thực hiện nhẹ nhàng, dứt khoát tránh làm trầy xước niêm mạc mũi hoặc khiến bé sặc. Dưới đây là các bước thực hiện.

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mũi cho bé
  • Chuẩn bị 1-2 chai nước muối sinh lý, chọn loại ống có đầu tròn nhỏ để tránh làm bé tổn thương và một chiếc khăn sạch
  • Cho trẻ nằm nghiêng, đầu thấp hơn mông
  • Nhỏ từng giọt vào lỗ mũi sau đó cho bé nằm yên 1-2 phút rồi bế dậy, nâng đầu, thấm dịch chảy ra
  • Nếu mũi có gỉ mẹ chỉ cần nhỏ 2-3 giọt vào mỗi bên sau đó đợi gỉ mềm rồi dùng tăm bông lấy ra

Dùng nước muối sinh lý rửa mắt cho bé

Để vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý mẹ có thể thực hiện theo các bước sau

  • Rửa tay sạch sẽ
  • Chuẩn bị dụng cụ gồm nước muối sinh lý, gạc vô trùng
  • Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý ra gạc rồi nhẹ nhàng lau từ khóe đến đuôi mắt
  • Có thể vệ sinh ngày 3 lần vào buổi sáng, sau khi tắm và trước khi đi ngủ cho bé
cách dùng nước muối cho trẻ sơ sinh
Cách vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý cho con

Nhỏ nước muối sinh lý vào tai bé

Trường hợp trẻ sơ sinh có nhiều ráy tai khô mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh cho bé

  • Đầu tiên mẹ cần chuẩn bị 1 lọ nước muối sinh lý, tăm bông vô khuẩn, khăn sạch
  • Đặt bé nằm trên giường, đầu nghiêng một bên
  • Nhỏ 3-4 giọt nước muối sinh lý vào tai của trẻ
  • Day nhẹ vành tay để nước muối thấm sâu vào trong
  • Đợi khoảng 2-3 s rồi nghiêng đầu trẻ lại cho dịch thừa chảy ra
  • Sau đó dùng khăn khô thấm sạch và tham tác với bên tay còn lại
  • Cuối cùng dùng tăm bông thấm dịch chảy ra hoặc khều các mẩu ráy

Một số lưu ý khi dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

  • Để nhỏ mắt cho bé, mẹ không nên dùng nước muối tự pha tại nhà. Bởi nồng độ sai có thể khiến mắt bị tổn thương
  • Để đảm bảo an toàn mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý tại các quầy thuốc, tuyệt đối không mua hàng trôi nổi, không tem nhãn
  • Khi nhỏ mũi cho bé, mẹ hãy chọn chai nước muối đầu tròn, đồng thời để xa để tránh tổn thương cho bé
  • Ngoài ra, mẹ chỉ nên dùng lọ nước muối sinh lý mở nắp trong 2-3 tuần

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh là sản phẩm được dùng để vệ sinh mũi, mắt trong các trường hợp viêm nhiễm. Để đảm bảo an toàn mẹ không nên lạm dụng thứ hỗn dịch này, tránh hiểm họa đáng tiếc xảy ra.

Có thể mẹ quan tâm:

👉 Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày?

👉 Có nên nhỏ nước muối sinh lý vào mắt trẻ?

👉 Trẻ sơ sinh nuốt nước muối sinh lý có sao không?

Nên đọc thêm

cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả

nhiệt độ và độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh

Nhiệt độ và độ ẩm phòng thích hợp cho trẻ sơ sinh luôn khỏe

Nhiệt độ và độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh đến nay vẫn là câu chuyện còn nhiều tranh cãi. Đặc biệt là với những người lớn tuổi, họ luôn cho rằng trẻ sơ sinh kém chịu lạnh hơn người trưởng thành. Vì vậy, lúc nào cũng cần đắp chăn, đội mũ cho trẻ mà