Những năm gần đây, nghiên cứu về kẽm và vai trò của kẽm với sự tăng trưởng, phát triển được giới y khoa đặc biệt quan tâm. Ngày càng có nhiều bằng chứng khẳng định được tầm quan trọng của hoạt chất này. Dưới đây là 15 tác dụng của kẽm cho bé mà mẹ nhất định phải biết.
15 Tác dụng của kẽm với trẻ nhỏ
1. Cải thiện tình trạng biếng ăn hiệu quả
Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng hiệu quả. Hoạt chất này tham gia duy trì, bảo vệ chức năng vị và khứu giác. Thiếu kẽm các tế bào niêm mạc miệng hypoplasia khó cảm nhận mùi vị, giảm sự thơm ngon của món ăn. Từ đó, khiến trẻ bị mất cảm
Xem thêm: Cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
2.Giúp bé tăng cường miễn dịch
Kẽm là hoạt chất tham gia điều chỉnh chức năng của các tế bào miễn dịch. Việc thiếu kẽm sẽ làm suy giảm chức năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan,…Lothar Rink nhà miễn dịch học người Đức đã từng đăng tải trên tạp chí dinh dưỡng hàng năm, năm 2021: Kẽm là vi chất dinh dưỡng có khả năng bảo vệ chức năng miễn dịch. Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp giảm tới 18% nguy cơ tiêu chảy, 41% nguy cơ viêm phổi và giảm tỷ lệ tử vong lên đến 50%.
3. Giúp trẻ phát triển não bộ
Nói đến tác dụng của kẽm cho bé phải kể đến tác dụng trên hệ thần kinh, nhất là não bộ. Não là cơ quan chứa kẽm nhiều nhất, chiếm 1,5% tổng lượng kẽm trong toàn cơ thể. Nếu cơ thể được bổ sung kẽm, trẻ sẽ có khả năng tư duy cũng như trí nhớ tốt. Bởi kẽm có nhiều trong mô não, nhất là Hồi Hải Mã, khu vực tham gia học tập, ghi nhớ.
4. Giúp trẻ phát triển chiều cao
Nhắc đến xương và chiều cao mọi người thường chỉ nghĩ đến canxi hay collagen Type II mà không biết rằng kẽm là thành phần quan trọng cấu tạo hệ xương. Hoạt chất này tham gia kích hoạt aminoacyl ‐ tRNA synthetase, ức chế quá trình hủy xương. Nhờ vậy, việc bổ sung đủ không những bảo tồn khối lượng mà còn tăng mật độ xương hiệu quả.
(Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9095729/).
5. Giúp bé hấp thu, chuyển hóa dinh dưỡng
Tác dụng của kẽm cho bé còn thể hiện ở khả năng hấp thu, chuyển hóa nguyên tố vi lượng. Không chỉ thế nó còn làm giảm độc tính của kim loại nặng, bảo vệ trẻ khỏi quá trình oxy hóa, thải độc một cách hiệu quả. Việc thiếu kẽm sẽ khiến cơ thể thiếu hụt hoặc bị rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng sức khỏe con.
6. Điều hòa chức năng nội tiết
Nói đến kẽm người ta thường nghĩ đến vai trò trên hệ miễn dịch mà ít ai biết rằng hoạt chất này còn tham gia điều hòa chức năng nội tiết.
Ở các bé nam, tiền liệt tuyến là nơi có hàm lượng kẽm cao nhất. Với tác dụng chính là cân bằng nội tiết, tăng cường chất lượng tinh trùng. Với các bé nữ, hoạt chất này tham gia quá trình điều hòa kinh nguyệt, giảm triệu chứng khó chịu khi tới kỳ. Việc thiếu kẽm có thể khiến con chậm phát triển giới tính, ít tình trùng hoặc rối loạn chu kỳ.
7. Bảo vệ mắt, tăng cường thị lực
Kẽm tập trung khá nhiều ở giác mạc. Vì vậy nó có khả năng ngăn chặn các bệnh về mắt như phù võng mạc, thoái hóa điểm vàng, tổn thương võng mạc.Không chỉ thế, hoạt chất này còn giúp vận chuyển vitamin A vào võng mạc, bảo vệ mắt hiệu quả.
8. Giúp bé ngủ ngon, hạn chế quấy khóc
Kẽm là hoạt chất tỉ trọng cao ở não, chi phối hoạt động của hệ thần kinh. Việc thiếu kẽm có thể khiến con rối loạn tâm lý, thích bạo lực và trở lên cáu gắt, khó ngủ hơn. Nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc cho thấy, những bé khó ngủ có nồng độ kẽm trong máu thấp hơn những trẻ ngủ ngon. (Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4517024/)
9. Ngăn ngừa, cải thiện tiêu chảy
Tác dụng của kẽm cho bé còn được thể hiện ở hệ tiêu hóa. Việc sử dụng kẽm ở trẻ tiêu chảy sẽ có tác dụng làm giảm thời gian bị bệnh, tăng độ phục hồi của ruột và giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Ngoài tác dụng với tiêu chảy cấp, kẽm còn hiệu quả với cả tiêu chảy kéo dài, phân nhầy máu. Đó là lý do vì sao WHO khuyến cáo việc sử dụng kẽm cho trẻ tiêu chảy trong vòng 10-14 ngày.
10. Hỗ trợ điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Kẽm là hoạt chất tham gia sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng gián tiếp đến việc trao đổi dopamine và axit béo, hỗ trợ tập trung, chú ý ở trẻ. Người ta thấy rằng, những trẻ chẩn đoán mắc chứng ADHD có nồng độ kẽm trong máu thấp. Từ đó, cản trở hoạt động của não, dẫn đến tăng động.
11. Giúp giảm tình trạng cảm cúm, cảm lạnh ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa mạnh, vì vậy dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn. Việc bổ sung kẽm đầy đủ có thể rút ngắn thời điều trị cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhất là cảm cúm, cảm lạnh.
12. Làm lành vết thương, ngăn ngừa viêm da
Không chỉ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, thần kinh, kẽm còn giúp bé làm lành vết thương hiệu quả. Cụ thể, hoạt chất có tác dụng rất tốt trong việc sản sinh collagen, chống viêm. Vì vậy khi được bổ sung đầy đủ sẽ giúp các bé sơ sinh tránh được tình trạng viêm da, chàm da, rôm sảy,…
13. Giảm rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh
Kẽm là một trong những chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp bảo vệ tóc khỏi sự tấn công của gốc tự do. Phân tích sâu hơn quá trình rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh, người ta thấy rằng kẽm có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh Collagen. Từ đó nuôi dưỡng sợi tóc chắc khỏe, ngăn chặn rụng tóc hiệu quả.
14. Cải thiện tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh
Tác dụng của kẽm cho bé tiếp theo được thể hiện ở khả năng điều trị hăm tã. Lý do là bởi kẽm có tác dụng chống viêm, tăng sự tái tạo của da với biểu mô mới. Vì vậy từ lâu kẽm oxit đã được sử dụng như chất làm dịu, chống ngứa để điều trị hăm.
15. Thúc đẩy phát triển ở trẻ sơ sinh
Bổ sung kẽm đầy đủ cho mẹ lúc mang bầu có thể giúp tăng phát triển cho trẻ trong những năm đầu. Bởi kẽm là nhân tố quan trọng trong việc hình thành enzym, tham gia quá trình nhân bản, tổng hợp protein.
Cơ thể bé cần các protein này để lớn lên và phát triển. Vì vậy khi bị thiếu kẽm, trẻ sơ sinh thường chậm lớn, còi cọc hơn bạn bè đồng trang lứa.
Cách bổ sung giúp kẽm phát huy tác dụng
Kẽm có rất nhiều tác dụng với bé. Tuy nhiên những tác dụng này sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi mẹ bổ sung đúng cách cho con. Dưới đây là 3 cách bổ sung kẽm cho bé tại nhà:
- Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Sữa mẹ ngoài kẽm còn chứa một lượng kháng thể dồi dào. Vì vậy mẹ hãy tận dụng nguồn sữa “quý giá” này. Để đảm bảo lượng kẽm trong sữa, mẹ nên tăng cường sử dụng thực phẩm giàu kẽm.
- Xây dựng chế độ ăn đa dạng cho bé: Mẹ có thể dùng thực phẩm giàu kẽm như hàu, cua, tôm, thịt để làm thực đơn cho bé hàng ngày. Ngoài ra để tăng hấp thu có thể dùng thêm thực phẩm giàu vitamin C.
- Bổ sung bằng chế phẩm bên ngoài: Cách làm này vừa đơn giản lại cho hiệu quả tối ưu. Để bé có thể hấp thu hiệu quả mẹ nên lựa chọn siro chứa kẽm hữu cơ, kết hợp thêm vitamin C như TPBVSK Smartbibi Zinc.
TPBVSK Smartbibi ZinC hiện là một trong những sản phẩm bổ sung kẽm cho bé được nhiều mẹ bỉm tin dùng vì sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:
- Bổ sung kẽm Bisglycinate: Dòng kẽm được đánh giá cao về khả năng hấp thu và tính an toàn.
- Tác dụng hiệp đồng: Hỗ trợ giảm biếng ăn do thiếu kẽm, hỗ trợ tăng đề kháng cho bé
- Vị ngọt thanh dễ uống: Sản phẩm vị cam, ngọt nhẹ, không ngái, không chát, mẹ chẳng phải lo con không chịu hợp tác.
- Không chất gây dị ứng: Không Cồn – Không Gluten – Không Lactose.
Xem thêm: Vì sao Smartbibi ZinC được tin dùng cho bé?
Lời kết
Qua bài viết trên, hẳn mẹ đã biết tác dụng của kẽm cho bé. Hoạt chất này không những giúp con tăng cường miễn dịch, hỗ trợ ăn ngon, mà còn phát triển chiều cao, trí não hiệu quả. Vì vậy để bé khỏe mạnh ngay từ hôm nay mẹ hãy đầu tư hơn nữa chất lượng bữa ăn cũng như sử dụng sản phẩm chứa kẽm mẹ nha!