Có nên bổ sung kẽm cho bé? Bổ sung kẽm khi nào và bổ sung sao cho hiệu quả? Hẳn là câu hỏi chung của rất nhiều mẹ. Để giải đáp toàn bộ thắc mắc mắc liên quan đến việc bổ sung kẽm cho bé, mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây.
I. Tác dụng của kẽm đối với trẻ em
Về mặt sinh học kẽm hoạt chất “át chủ bài” tham gia vào chức năng của hơn 300 enzyme và là yếu tố nhân bản tế bào quan trọng. Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của kẽm cho bé:
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng biếng ăn
Kẽm là vi chất có tác dụng kích thích gai vị giác, giúp niêm mạc miệng cảm nhận mùi vị. Từ đó để bé ăn ngon, hấp thụ khỏe. Việc thiếu kẽm sẽ khiến tế bào vị giác kém nhạy cảm, trẻ không còn thấy hấp dẫn với món ăn.
- Tăng cường miễn dịch
Kẽm là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch với chức năng chính là biệt hóa, phát triển tế bào miễn dịch như lympho B và lympho T. Từ đó, tạo hệ phòng thủ vững chắc chống lại tác nhân gây bệnh.
- Cần thiết cho sự phát triển chiều cao
Kẽm tham gia quá trình sinh tổng hợp, điều hòa chức năng của trục hormone dưới đồi như GH, IF-I – hormone tăng trưởng quyết định phát triển chiều cao của bé. Ngoài ra, kẽm còn kích thích Aminoacyl – tRNA synthetase trong tế bào xương, ức chế quá trình phân hủy. Nhờ vậy giúp bảo tồn khối lượng xương và giúp tăng mật độ, để xương chắc khỏe.
- Giúp trẻ thông minh, ghi nhớ tốt
Kẽm có nhiều trong các mô não, chiếm 1,5% tổng lượng kẽm trong toàn bộ cơ thể. Trẻ thiếu kẽm thường liên quan đến khả năng học tập cũng như việc chậm phát triển trí tuệ. Lý do là bởi hoạt chất này tập trung tại túi tiếp hợp của các tế bào thần kinh chủ yếu ở não trước, nơi quyết định đến sự thông minh.
- Hỗ trợ điều trị tiêu chảy
Sử dụng kẽm ở trẻ tiêu chảy có tác dụng làm giảm thời gian bị bệnh, tăng tốc độ hồi phục của ruột và giảm tỷ lệ mắc bệnh trong 3 tháng sau. Ngoài tác dụng với tiêu chảy cấp kẽm còn có tác dụng với cả bệnh nhân tiêu chảy kéo dài.
Với những lợi ích mà kẽm mang lại, có thể thấy đây là vi chất cần thiết cho trẻ. Do đó, việc bổ sung cần được tiến hành đúng lúc, đúng cách. Vậy bổ sung kẽm cho trẻ thế nào, dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu kẽm ra sao, liều lượng cũng cách dùng hiệu quả? Hãy cùng “đào sâu” cùng Smartbibi.
Xem thêm: Cách Bổ Sung Kẽm Cho Trẻ Biếng Ăn
9 biểu hiện của trẻ thiếu kẽm mẹ nên biết
Thông thường khi trẻ thiếu kẽm sẽ có biểu hiện dưới đây:
-
- Biểu hiện về mặt dinh dưỡng: Trẻ có các biểu hiện chán ăn, biếng ăn, chậm lớn. Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi hơn bạn bè đồng trang lứa.
- Biểu hiện ở hệ tiêu hóa: Trẻ rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đầy bụng, táo bón, buồn nôn.
- Biểu hiện về giấc ngủ: Trẻ có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, trằn trọc, khó ngủ. Bé ngủ không sâu giấc, quấy khóc về đêm.
- Biểu hiện trên hệ thần kinh: Con bị rối loạn cảm xúc như thờ ơ, lãnh đạm mọi thứ. Tính cách thay đổi có thể trầm cảm, tăng động, trí nhớ suy giảm, đau đầu, dễ bị kích thích.
- Biểu hiện trên hệ miễn dịch: Ở trẻ thiếu kẽm người ta còn thấy chức năng miễn dịch suy giảm. Bé dễ mắc bệnh như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm đường tiêu hóa, viêm da,…
- Biểu hiện trên da: Thiếu kẽm có thể gây khô da, viêm da, bong da. Ngoài ra, trẻ còn có thể viêm niêm mạc miệng, vết thương lâu lành.
- Biển hiện trên tóc: Trẻ thiếu kẽm thường mỏng tóc, tóc nhạt màu. Dễ gãy rụng hoặc xuất hiện các vết tróc trên da đầu.
- Biểu hiện trên móng tay: Thiếu kẽm có thể khiến móng tay giòn, hình dạng móng tay không đều. Màu sắc móng tay của bé biến đổi hoặc xuất hiện các vết lõm trên bề mặt.
- Biểu hiện trên mắt: Một số bé thiếu kẽm còn có dấu hiệu sợ ánh sáng, hay quáng gà. Bé mất khả năng thích nghi bóng tối, mắt khô, loét giác mạc.
Khi thấy dấu hiệu trên mẹ nên đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân cũng như tình trạng thiếu kẽm. Từ đó kịp thời đưa ra biện pháp bổ sung phù hợp.
Xem thêm: Khi Nào Cần Bổ Sung Kẽm Cho Bé?
Liều lượng kẽm cho trẻ bao nhiêu là đủ?
Thiếu kẽm gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn. Thừa kẽm lại khiến con bị ớn lạnh, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở… Vì thế để đảm bảo an toàn, mẹ nên tuân thủ liều dùng khuyến cáo dưới đây:
Độ tuổi | Liều lượng/ ngày |
0-6 tháng tuổi | 2 mg/ ngày |
7 tháng- 3 tuổi | 3 mg |
4-8 tuổi | 5 mg |
9-13 tuổi | 8 mg |
Trên 14 tuổi | Bé gái 9 mg, bé trai 11 mg |
Bổ sung kẽm cho trẻ bằng cách nào là tốt nhất?
Kẽm có vai trò quan trọng nhưng các biểu hiện thiếu kẽm lại thường diễn tiến âm thầm, dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác. Vì vậy việc phòng ngừa, bổ sung là điều vô cùng quan trọng. Mẹ có thể áp dụng những cách đơn giản, hiệu quả dưới đây.
1. Bổ sung kẽm cho trẻ qua chế độ ăn uống hàng ngày
Với trẻ ăn dặm, nhu cầu về kẽm và chất dinh dưỡng tăng cao nên cần bổ sung thêm các thực phẩm bên ngoài. Một số thực phẩm giàu kẽm cho bé bao gồm:
-
- Các loại hạt: Hạt dẻ, hạnh nhân, óc chó. Đặc biệt là hạt điều với 5,6mg/100g.
-
- Các loại thịt: Thịt bò (8mg/100g); Thịt lợn (5mg/100g); Thịt gà (2,4mg/85g);
-
- Động vật có vỏ: Cua (6,4mg/100g); Sò (13,4mg/100g); Hàu (48,8mg/100g).
-
- Rau quả, nấm: Đậu Hà Lan, rau chân vịt, khoai lang, nấm,…
-
- Trứng: Chứa 2,5mg kẽm/100g lòng đỏ.
Ngoài ra, để tăng hấp thu kẽm và tăng cường miễn dịch cho bé mẹ cũng nên bổ sung thêm vitaminC (Chanh, bưởi, quýt,..).
Tuy nhiên việc bổ sung bằng thực phẩm đôi khi chưa đủ vì mẹ cần cân bằng giữa các nhóm chất khác. Vậy mẹ cần làm gì?
Có thể mẹ quan tâm: Bổ sung vitamin C và kẽm cho bé có tác dụng gì?
2. Bổ sung kẽm cho trẻ từ sản phẩm bên ngoài
Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống mẹ còn có thể dùng các chế phẩm chứa kẽm bên ngoài.
Đối với trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh, nguồn thức ăn chính chủ yếu vẫn là sữa mẹ và sữa công thức, lượng kẽm này thưởng đủ trong 4 tháng đầu. Tuy nhiên trong một số trường hợp mẹ vẫn cần bổ sung thêm kẽm cho con: Trẻ có biểu hiện thiếu kẽm, trẻ bị tiêu chảy,…
Với các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi bổ sung cho con nhé!
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi
Từ 6 tháng tuổi trẻ đã có thể ăn dặm. Tuy nhiên thực phẩm giàu kẽm chủ yếu có trong động vật như cua, ghẹ, hàu, cá mà tần suất sử dụng nhóm thực phẩm này ở trẻ không cao. Chưa kể, thói quen chế biến thức ăn xay nhuyễn, hầm nhừ, mua tích 1 lần khiến cho lượng kẽm thất thoát.
Và, dù có cung cấp đủ cơ thể bé cũng chỉ hấp thu 10-20% kẽm từ thực phẩm. Vì vậy trẻ rất dễ thiếu kẽm. Lúc này việc bổ sung kẽm từ các sản phẩm bên ngoài là điều hết sức cần thiết.
Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ mẹ nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc, xuất xứ cũng như thành phần. Ưu tiên lựa chọn chế phẩm chứa kẽm hữu cơ dưới dạng nhỏ giọt để bé hấp thu dễ dàng.
TPBVSK Smartbibi ZinC – Kẽm chelate hữu cơ hỗ trợ tăng đề kháng, giảm biếng ăn
TPBVSK Smartbibi Zinc là một trong những sản phẩm bổ sung kẽm hữu cơ cho bé hiện nay hỗ trợ tăng đề kháng, giảm biếng ăn chậm lớn ở trẻ. Sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Ý, do công ty Gricar sản xuất. Đây là một trong những đơn vị dược phẩm tại Châu Âu với hơn 50 năm kinh nghiệm.
- Bổ sung kẽm chelate hữu cơ: Hỗ trợ giảm biếng ăn cho trẻ thiếu kẽm, hỗ trợ tăng đề kháng;
- Vị ngọt thanh dễ uống: Vị thanh với hương cam tự nhiên, không có vị ngái, chát, không quá ngọt nên rất dễ uống;
- An toàn lành tính: Không chứa gluten, lactose, không cồn với liều dùng cho bé từ 1 ngày tuổi.
Bổ sung kẽm cho trẻ vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?
Để trẻ hấp thu và chuyển hóa kẽm hiệu quả thì thời điểm dùng vô cùng quan trọng. Vậy mẹ nên cho bé dùng kẽm lúc nào trong ngày?
1. Cho trẻ uống kẽm vào buổi sáng
Thời điểm thích hợp để bổ sung kẽm cho trẻ là vào buổi sáng. Lúc này cơ thể đang bị thiếu hụt vi chất nên việc hấp thu, chuyển hóa sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
2. Cho trẻ uống kẽm trước hay sau khi ăn?
Cho trẻ uống kẽm trước hay sau ăn đều có hiệu quả như nhau. Tuy nhiên để tốt cho việc hấp thu mẹ nên cho bé uống kẽm trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Không nên cho trẻ uống kẽm khi đang đói bụng vì điều này có thể khiến con rối loạn tiêu hóa.
Với những bé bị đau dạ dày mẹ dùng kẽm trong cùng bữa ăn để tránh cơn đau cho bé. Trường hợp phải dùng với các nguyên tố vi lượng khác, mẹ nên giãn cữ khoảng 2-3 tiếng để tránh cạnh tranh.
Các câu hỏi thường gặp
Xoay quanh vấn đề bổ sung kẽm cho trẻ có vô vàn câu hỏi được đặt ra. Dưới đây Smartbibi sẽ trả lời các câu hỏi thường gặp nhất giúp các mẹ bỉm sữa.
- Bổ sung kẽm cho trẻ trong bao lâu?
Thông thường, thời gian dùng kẽm cho trẻ có thể kéo dài 2-3 tháng/đợt, tùy vào sức khỏe thực tế của con. Với trẻ kém ăn, chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng mẹ có thể dùng kẽm hàng ngày theo đơn bác sĩ.
- Trẻ uống kẽm có bị tiêu chảy không?
Trẻ uống kẽm đủ liều không gây tiêu chảy ngược lại còn giúp điều trị bệnh này hiệu quả.
- Trẻ uống kẽm có bị táo bón không?
Câu trả lời là không. Kẽm là hoạt chất tham gia quá trình tổng hợp enzym tiêu hóa, phân hủy carbohydrate, chất béo và protein. Ngoài ra nó còn tổng hợp axit trong dạ dày. Vì thế, việc bổ sung đủ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa nguy cơ táo bón hiệu quả.
- Trẻ mấy tháng thì có thể bổ sung kẽm?
Ngay từ khi sinh ra trẻ đã có thể dùng kẽm để tăng miễn dịch cũng như hỗ trợ phát triển chiều cao, điều trị tiêu chảy, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm phế quản,….
- Một năm nên bổ sung kẽm mấy lần?
Theo khuyến nghị của WHO, thời gian bổ sung kẽm tối thiểu cho trẻ nên là 2 tháng và tối đa là 6 tháng. Giữa mỗi đợt bổ sung mẹ nên cho bé nghỉ 1-2 tháng.
- Kẽm có giúp tăng chiều cao không?
Ngoài canxi, kẽm cũng là vi chất quyết định chiều cao của bé. Hoạt chất này tham gia quá trình sinh tổng hợp và điều hòa chức năng của trục hormone tăng trưởng dưới đồi như GH, IGF-I. Không chỉ thế kẽm còn tham gia kích hoạt aminoacyl ‐ tRNA synthetase trong tế bào xương. Nhờ vậy, bảo tồn khối lượng xương, làm tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.
Lời kết
Bổ sung kẽm cho trẻ đầy đủ theo từng giai đoạn là điều vô cùng quan trọng để con ăn ngon, có chiều cao tốt tạo tiền đề cho sự phát triển sau này. Mẹ có thể xây dựng thực đơn đa dạng hoặc dùng chế phẩm chứa kẽm hàng ngày.
Mẹ có thể nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia Smartbibi để xác định liều dùng cụ thể cho thể trạng của từng bé.
Để đặt hàng chính hãng hoặc nhận tư vấn trực tiếp từ chuyên gia Smartbibi, mẹ hãy để lại thông tin tại form dưới đây nhé!