Có nên tắm ướt rốn trẻ sơ sinh? Cách tắm đúng chuẩn

Nội dung chính

Chắc hẳn những ai lần đầu làm mẹ sẽ không tránh khỏi bỡ ngỡ trong việc chăm sóc con yêu, nhất là việc tắm cho bé. Vậy có nên tắm ướt rốn trẻ sơ sinh không? Bí mật này sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Có thể mẹ quan tâm:

👉 Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi phải làm sao?

👉 Rốn trẻ sơ sinh bị ướt phải làm sao?

Khi nào có thể tắm rửa cho bé sơ sinh?

Thông thường, khi mới chào đời các bé sơ sinh chưa cần tắm ngay. Lúc này hộ lý sẽ dùng khăn mềm, lau sạch nước ối và máu dính trên mình bé. Sau đó đưa con đến gần bên mẹ, thực hành da kề da. Nếu quan sát kỹ mẹ sẽ nhận thấy trên da của trẻ sơ sinh bao phủ một lớp màng mỏng dạng sáp, tác dụng duy trì thân nhiệt, chống lại nhiễm khuẩn khi còn nằm trong nước ối.

Khi nào thì tắm cho trẻ sơ sinh được
Khi nào thì tắm cho trẻ sơ sinh được

Sau khi chào đời, cơ chế thân nhiệt của bé chưa được ổn định nên phải đến ngày hôm sau bé mới được tắm. Ở tất cả các bệnh viện phụ sản việc tắm cho trẻ sơ sinh lần đầu sẽ được tiến hành vào ngày hôm sau.

Tuy nhiên điều đó sẽ còn phụ thuộc vào mẹ. Nếu chưa sẵn sàng, lùi lại 1 đến 2 ngày cũng không phải là vấn đề quá lớn. Nhưng nếu để lâu, lớp sáp trên người có thể là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.

Có nên tắm ướt rốn trẻ sơ sinh không?

Có nên tắm ướt rốn trẻ sơ sinh không là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo chuyên gia tùy vào tình trạng rụng rốn của bé mà viết tắm rửa có thể khác nhau. Cụ thể:

Với trẻ chưa rụng dây rốn

Thông thường con sẽ mất khoảng 8-10 ngày để lành cuống rốn. Với những em bé có cuống rốn dày, thời gian rốn rụng có thể kéo dài tới 21 ngày. Trước khi cuống rụng ba mẹ vẫn cần tắm rửa sạch sẽ cho con nhưng cần hạn chế làm ướt rốn bé.

Theo đó mẹ có thể sử dụng phương pháp tắm khô. Dùng một chiếc khăn mềm nhúng vào chậu nước, vắt ráo, lau sạch chất bẩn sau sinh như dịch máu, nước ối,…. Cách làm này chẳng những có thể dự phòng chứng hạ thân nhiệt mà còn giảm sự kích thích tới da, tránh nước xâm nhập vào rốn.

Nếu mẹ cho bé vào chậu để tắm thì cần hạn chế ngâm nước quá lâu. Sau khi tắm rửa hãy dùng khăn mềm thấm khô vùng rốn.

Hạn chế để nước tiếp xúc với rốn chưa rụng
Hạn chế để nước tiếp xúc với rốn chưa rụng

Với trẻ đã rụng dây rốn

Tắm cho trẻ sơ sinh có nên làm ướt rốn không? Với những trường hợp rốn khô và rụng mẹ có thể đặt con vào chậu để tắm bình thường. Lúc này vùng rốn có thể ngập nước tuy nhiên thời gian tiếp xúc không nên kéo dài. Ngoài ra sau khi tắm rửa mẹ cũng vệ sinh vùng rốn thật sạch bằng tăm bông mềm.

Tắm cho trẻ sơ sinh bị ướt rốn phải làm sao?

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt khi tắm là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để tránh nhiễm trùng mẹ nên áp dụng biện pháp vệ sinh dưới đây cho con.

  • Đầu tiên mẹ cần dùng khăn bông mềm, thấm khô vùng rốn. Thao tác thực hiện cần phải nhẹ nhàng, tránh việc làm bé tổn thương.
  • Tiếp đến vệ sinh vùng rốn bằng nước muối sinh lý theo các bước sau: Rửa tay sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn. Dùng bông gạc sạch thấm vào nước muối sau đó nhẹ nhàng lau quanh vùng rốn, thứ tự từ trong ra ngoài.
  • Mẹ có thể tiến hành vệ sinh nước muối sinh lý khoảng 3-4 lần trong ngày, giúp rốn của bé luôn khô và sạch.
  • Kiểm tra chắc chắn phần rốn của bé khô ráo trước khi mặc quần áo. Ngoài ra, khi mặc tã cho con mẹ nên gấp phần mép tã xuống dưới để rốn không bị hầm, bí.
Lau khô nước cho rốn của bé
Lau khô nước cho rốn của bé

Một vài lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh để rốn nhanh khô và rụng

Về cơ bản, tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn cũng không khác gì so với bình thường. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý những điểm dưới đây để việc chăm sóc rốn được hiệu quả.

  • Mẹ có thể để cả người bé ngâm vào chậu nước ngay cả khi chưa rụng rốn. Nhưng phải dùng bông sạch để hút khô phần nước bám vào rốn con.
  • Không tắm cho bé quá 10 phút vì con dễ mất thân nhiệt.
  • Bôi dung dịch sát khuẩn bằng tăm bông sạch hoặc bông y tế, lưu ý dung dịch sát khuẩn nên dùng là cồn 70 độ.
  • Sau khi tắm xong mẹ nên để rốn khô ráo hoàn toàn, kiểm tra thật kỹ trước khi mặc quần áo.
  • Việc tắm cho bé mỗi ngày không làm ảnh hưởng đến tốc độ rụng của rốn. Vì vậy mẹ nên tắm rửa thường xuyên cho con.
  • Lưu ý, không bôi bất kỳ loại kem dưỡng da hoặc thuốc dân gian truyền miệng lên rốn của bé khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Khi vùng rốn có dấu hiệu bất thường như chảy mủ, mùi hôi mẹ cần đưa bé đến viện kiểm tra.

Lời kết

Bài viết trên Smartbibi đã giúp các mẹ giải đáp vấn đề có nên tắm ướt rốn trẻ sơ sinh. Việc tắm và giữ vệ sinh vùng rốn sẽ giúp đẩy nhanh quá trình làm lành hiệu quả. Vì vậy mẹ nhớ vệ sinh đúng cách cho con mỗi ngày.

Nên đọc thêm

cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả

nhiệt độ và độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh

Nhiệt độ và độ ẩm phòng thích hợp cho trẻ sơ sinh luôn khỏe

Nhiệt độ và độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh đến nay vẫn là câu chuyện còn nhiều tranh cãi. Đặc biệt là với những người lớn tuổi, họ luôn cho rằng trẻ sơ sinh kém chịu lạnh hơn người trưởng thành. Vì vậy, lúc nào cũng cần đắp chăn, đội mũ cho trẻ mà