Làm thế nào để nhận biết và phòng ngừa chứng bệnh lồi rốn ở trẻ sơ sinh? Bài viết dưới đây Smaribibi sẽ tổng hợp lại hình ảnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh để mẹ có thể “nằm lòng”.
Có thể mẹ quan tâm:
👉 Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không?
👉 Trẻ sơ sinh bị lồi rốn có nguy hiểm không?
👉 Mẹo chữa rốn lồi ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị lồi rốn là hiện tượng gì?
Rốn lồi là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra khi một phần nội tạng lồi khỏi vị trí ban đầu, tạo thành khối lồi trên rốn. Khối thoát vị có thể chứa dịch, một phần nội tạng như ruột hoặc các tổ chức khác từ ổ bụng. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ sinh non hoặc có cân thấp. Ước tính trung bình cứ 100 trẻ có cân nặng dưới 1.5kg thì có 75 trẻ có rốn lồi, phổ biến hơn là ở bé gái.
Nguyên nhân khiến trẻ bị lồi rốn?
Trước khi tìm hiểu hình ảnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh hãy cùng điểm qua nguyên nhân gây bệnh. Theo chuyên gia, khi còn ở trong bụng mẹ, dây rốn là đường dẫn truyền thức ăn và chất dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện. Sau khi em bé chào đời, dây rốn sẽ được cắt, nẹp. Lâu dần tự khô, teo lại và rụng đi, từ đó hình thành nên rốn. Lồi rốn ở trẻ sơ sinh xảy ra khi cơ bụng không thể đóng lại khiến cho một phần nội tạng không vừa ổ bụng nhô ra khỏi vị trí.
Tùy từng trường hợp rốn lồi có thể là do gen bẩm sinh. Ở phụ nữ điều này chủ yếu là do những thay đổi khi mang thai. Tuy nhiên theo chuyên gia, sa dây rốn khá an toàn và không biến chứng. Nó thậm chí không gây đau và nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp lồi rốn lại là dấu hiệu của thoát vị nghẹt. Vì vậy với những trường hợp lồi rốn kéo dài mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục.
Dấu hiệu nhận biết rốn lồi ở trẻ sơ sinh
Tìm hiểu hình ảnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh mẹ sẽ dễ dàng nhận biết dựa vào dấu hiệu dưới đây.
- Có khối tròn nổi lên tại vị trí rốn. Có thể nhìn thấy bằng mắt và cảm nhận được khi ấn nhẹ lên rốn
- Khối thoát vị to lên khi trẻ khóc, ho, vặn hoặc ưỡn người đi ngoài. Khi bé thư giãn hoặc ngủ khối lồi này sẽ biến mất
- Trẻ không thấy đau đớn gì
Tuy nhiên với những trường hợp bé có dấu hiệu sau mẹ cần đưa con đi khám. Vì đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm:
- Khóc ngằn ngặt, tỏ ra đau đớn
- Bụng to, tròn và đầy bất thường
- Vùng da trên khối thoát vị sưng nề, tấy đỏ
- Trẻ bị sốt
- Nôn
- Khó hoặc không đi ngoài được
- Trong phân có máu
Lồi rốn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Có cần can thiệp
Quan sát hình ảnh trẻ sơ sinh bị lồi rốn phần nào cũng sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi lồi rốn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Theo chuyên gia, dị tật này không gây nguy hiểm tính mạng cũng như sức khỏe của bé. 90% các ca lồi rốn đều tự khỏi mà không cần đến điều trị khi bé 1 tuổi. Một số trường hợp có thể lâu hơn, khoảng 3-4 năm. Tuy không ảnh hưởng sức khỏe nhưng việc rốn lồi kéo dài có thể khiến bé tự ti, nhất là các bé gái. Vì thế mẹ nên chú ý phòng ngừa từ sớm.
Không chỉ thế, trong một vài trường hợp lồi rốn ở trẻ sơ sinh còn là dấu hiệu cảnh báo dị tật thoát vị nghẹt. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm. Bởi một phần của ruột bị mắc kẹt trong khối thoát vị, không thể di truyền gây ra triệu chứng mệt mỏi, nôn trớ, chướng bụng, đầy hơn, thậm chí chết mô tế bào.
Cách điều trị tình trạng rốn lồi
Như đã nói, lồi rốn ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm. Trẻ sẽ tự khỏi khi được 1-2 tuổi. Bác sĩ thậm chí còn đẩy túi phình trở lại vào bụng khi khám. Vì thế mẹ không cần lo. Trường hợp đặc biệt trẻ sẽ có thể phải làm phẫu thuật. Bác sĩ sẽ rạch một đường ở bụng sau đó nhét khối thoát vị trở lại và khâu. Nếu không có gì đặc biệt trẻ sẽ xuất hiện về nhà sau đó. Trường hợp bị đau, sưng, mủ tại vị trí mổ mẹ cần nhanh chóng cho con đi đến viện kiểm tra, tránh bị nhiễm trùng.
Hiện rất nhiều mẹ truyền tai sử dụng đồng xu để trị rốn lồi. Tuy nhiên theo các chuyên gia, cách làm này chẳng những không có hiệu quả mà còn gia tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến bệnh nặng hơn. Thay vì sử dụng các mẹo dân gian mẹ hãy đưa bé đi gặp bác sĩ.
Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng lồi rốn ở bé?
Mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa dị tật lồi rốn ở trẻ sơ sinh bằng những cách làm dưới đây.
- Không để bé khóc lâu vì điều này làm tăng áp lực lên thành bụng, khiến rốn bị lồi
- Tăng cường bổ sung chất xơ, tránh để bé rặn mỗi khi đi tiêu
- Massage nhẹ nhàng vùng bụng cho trẻ. Tuyệt đối không dùng các mẹo dân gian chưa qua kiểm chứng
- Vệ sinh vùng rốn sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày với nước muối sinh lý. Không tự ý tác động vào dây rốn khi chưa rụng
Hình ảnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh mẹ nên nắm rõ
Để chủ động biện pháp chăm sóc cũng như điều trị cho con mẹ đừng bỏ qua hình ảnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh dưới đây.
KẾT LUẬN
Như vậy bài viết trên đây đã tổng hợp lại giúp mẹ một số hình ảnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh. Với thông tin này Smartbibi hy vọng có thể giúp mẹ chủ động phòng ngừa cũng như xây dựng phương án điều trị trong trường hợp cần.